Tử vong ngay ca đầu tiên
Chiều 22/8, ông Nay Phi La – Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk cho biết, Công an tỉnh này đang vào cuộc vụ một bệnh nhân tử vong sau khi thực hiện kỹ thuật thay van động mạch chủ qua da (TAVI), tại Bệnh viện ĐH Y Dược Buôn Ma Thuột (BUH). Phía Sở Y tế cũng xác nhận, BV Bạch Mai đã xin ý kiến Bộ Y tế để vào làm việc với Sở Y tế về vụ việc này.
Theo báo cáo của Sở Y tế, ngày 28/7, bệnh nhân N.T. (67 tuổi, trú TP Đà Nẵng), được can thiệp kỹ thuật TAVI tại BUH. Đến ngày 29/7 bệnh nhân ngưng tuần hoàn, rối loạn nhịp thất ác tính, tràn máu ngoài màng tim, chèn ép tim và sau đó tử vong.
Sau khi nắm thông tin, Sở Y tế đề nghị BUH báo cáo bằng văn bản. Sau đó, Sở Y tế thành lập đoàn đến BUH làm việc, ghi nhận và tổng hợp, báo cáo Ban Giám đốc BV Bạch Mai, Bộ Y tế, đặc biệt là Cục Khám chữa bệnh.
Ông Nay Phi La – Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk (trái) thông tin sự việc
Theo ông Nay Phi La, BUH đã được Bộ Y tế phê duyệt thực hiện kỹ thuật TAVI. Đối với 3 bác sĩ thuộc BV Bạch Mai tham gia ekip thay van động mạch chủ qua da cho bệnh nhân Â., Giám đốc Sở Y tế cho biết, muốn thực hiện tại Đắk Lắk, các bác sĩ phải có chứng chỉ hành nghề, phô tô bằng và các chứng chỉ liên quan cũng như báo cáo Sở Y tế. Tuy nhiên, Sở Y tế không nhận được báo cáo về 3 bác sĩ của BV Bạch Mai cho đến khi sự việc xảy ra.
Ông Nguyễn Hữu Vũ Quang - Phó Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn trực tiếp làm việc với BUH về ca tử vong trên thông tin thêm, tại thời điểm làm việc, đoàn ghi nhận không có hợp đồng nào giữa BUH với BV Bạch Mai, không có chứng chỉ hành nghề của bác sĩ, hợp đồng giữa BUH với các bác sĩ BV Bạch Mai… Khi vụ việc xảy ra, sở yêu cầu thì BUH mới báo cáo. Theo ông Quang, TAVI là kỹ thuật đặc biệt. Tại Đắk Lắk, đây là ca thực hiện đầu tiên.
Nhiều điểm “chưa” trong ca thực hiện kỹ thuật TAVI
Lãnh đạo Sở Y tế nói thêm, để thực hiện kỹ thuật TAVI, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định. Thế nhưng báo cáo của Sở cho thấy tại thời điểm đoàn làm việc, BUH có nhiều điểm “chưa”. Cụ thể, theo quy định, triển khai kỹ thuật TAVI cần có sự tham gia của bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, bác sỹ siêu âm tim, nhưng trong hồ sơ bệnh án lại chưa có.
Ngoài ra, việc chẩn đoán trước phẫu thuật chưa đầy đủ các cận lâm sàng hỗ trợ (chụp động mạch vành; đo đường kính lỗ van, đường kính gốc động mạch chủ; MSCT để đánh giá buồng tim, van tim, gốc động mạch chủ và quai động mạch chủ).
Nơi bệnh nhân Â. được thay van động mạch chủ qua da, sau đó tử vong
Khi xảy ra biến chứng, tai biến, chỉ định mở ngực là chưa phù hợp vì chưa có đội ngũ phẫu thuật tim, chưa có tuần hoàn ngoài cơ thể và các máy móc hỗ trợ hồi sức tim. Đồng thời, sau khi người bệnh xảy ra tai biến, ekíp chưa làm lại các xét nghiệm, cận lâm sàng đánh giá mức độ mất máu và đánh giá chức năng các cơ quan khác đối với người bệnh.
Các bác sĩ điều trị của bệnh viện chưa thực hiện CT tim đối với người bệnh nên chưa đánh giá được tổn thương cấu trúc van tim và cấu trúc cơ tim.
Người bệnh có chẩn đoán cơn đau thắt ngực không ổn định khi chưa có chụp kiểm tra động mạch vành. Kết quả cận lâm sàng siêu âm tim Doppler chưa đo đường kính van động mạch chủ và diện tích hẹp lỗ van động mạch chủ.
Quy trình hội chẩn chưa đúng theo quy định (cần có biên bản hội chẩn cấp khoa, cấp liên khoa hoặc cấp toàn viện trước khi mời chuyên gia tuyến trên hỗ trợ chuyên môn; chưa hội chẩn ngoại khoa trước mổ); Chưa tuân thủ các quy định về tổ chức Hội chẩn…
Xem nhiềuSức khỏe
TPHCM: Tái tạo bàng quang cho bệnh nhân ung thư từ ruột non
Sức khỏe
Dùng nước lạnh hay nước nóng để rửa mặt sẽ sạch và đẹp da?
Sức khỏe
6 mẹo vặt giúp nàng ‘lên đỉnh’trong cuộc yêu
Sức khỏe
Đại thiếu gia 'hiện nguyên hình' Sở Khanh khi nghe người yêu báo cho biết tin này
Sức khỏe
Đăng thảo luận