Sáng 25.9, tại Diễn đàn “Thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong điều kiện mới”, TS. Mai Thanh Dung, Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có bài tham luận để đóng góp vào chủ đề của Diễn đàn. Chương trình được tổ chức bởi Viện Kinh tế Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và có sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank).  Hiện thực hoá kế hoạch hành động quốc gia - hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam 第1张

TS. Mai Thanh Dung, Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam đã sớm nhận được sự quan tâm, định hướng và chỉ đạo thống nhất của Đảng và Nhà nước trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và nhiều Nghị quyết chuyên ngành do Trung ương ban hành về năng lượng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, nông nghiệp, nông thôn, nông dân, phát triển bền vững các vùng kinh tế - xã hội, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn Việt Nam đã được ban hành, đồng thời kinh tế tuần hoàn được lồng ghép vào nhiều chiến lược, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực và địa phương.

Trên thực tế, trong nhiều năm qua tại Việt Nam, các giải pháp tuần hoàn chất thải và sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu đã được áp dụng ở nhiều mô hình sản xuất. Tuy nhiên, các giải pháp này chủ yếu xuất hiện ở các mô hình kinh tế nhỏ lẻ, xuất phát từ bài toán chi phí - lợi ích của các cơ sở sản xuất đơn lẻ. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 với những quy định, pháp lý hóa việc thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn đã nhận được sự ủng hộ, quan tâm của các bộ, ngành, các hiệp hội ngành nghề và cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan để triển khai trên thực tế.

Theo đó, kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường (Điều 142,Luật Bảo vệ môi trường 2020) và tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn.

 Hiện thực hoá kế hoạch hành động quốc gia - hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam 第2张

Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo, lấy ý kiến rộng rãi, đang trình Thủ tướng Chính phủ

Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đã lựa chọn 34 ngành, lĩnh vực thuộc 09 nhóm ngành có tiềm năng thực hiện kinh tế tuần hoàn là: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; năng lượng; khai thác và chế biến khoáng sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; hóa chất; xây dựng; giao thông vận tải; quản lý chất thải; và lĩnh vực trung gian, cộng sinh. Trong đó, xác định ưu tiên thực hiện trước năm 2030 đối với lĩnh vực quản lý chất thải và 08 ngành, lĩnh vực còn lại đáp ứng ít nhất 01 trong các tiêu chí sau: có tiềm năng tạo ra giá trị gia tăng cao và việc làm mới; phát sinh nhiều chất thải, có tác động lớn đến môi trường, phát thải khí nhà kính lớn; khai thác, sử dụng nhiều tài nguyên, nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng; bị ràng buộc thực hiện kinh tế tuần hoàn trong các hoạt động thương mại, đầu tư và quan hệ quốc tế. Trong Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đã đặt ra 38 nhiệm vụ, hoạt động cụ thểgiao cho các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh… gắn với thời gian thực hiện cụ thể, đây là điều kiện quan trọng để thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn.

Để đạt được các mục tiêu đề ra trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh kế tuần hoàn, bên cạnh yếu tố tiên quyết là sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, ý thức người dân, đòi hỏi sự vào cuộc tích cực, hiệu quả của các bộ/ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các tổ chức đoàn thể… trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch./.

P.V Xem nhiều

Kinh tế

Giá vàng nhẫn tăng vùn vụt

Kinh tế

Làm rõ việc người nước ngoài sinh sống trong khu nhà ở xã hội

Kinh tế

Xô đổ kỷ lục của cả năm ngoái, 'trái cây vua' băng băng trên đỉnh lịch sử

Hàng không - Du lịch

Sắp mở lại đường bay thẳng Hà Nội - Côn Đảo?

Kinh tế

Lý do Novaland báo lỗ sau soát xét
MỚI - NÓNG  Hiện thực hoá kế hoạch hành động quốc gia - hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam 第3张
Hoàn thành cầu Bến Mới nối Nam Định - Ninh Bình trong tháng 10
Kinh tế Công trình cầu Bến Mới đang được nhà thầu rốt ráo thi công để kịp về đích trong tháng 10/2024 theo đúng tiến độ yêu cầu.  Hiện thực hoá kế hoạch hành động quốc gia - hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam 第4张
Phó Chủ tịch ICDV gọi núi Bà Đen là “thiên đường” khi đến tham quan và thảo luận về Vesak 2025
Hàng không - Du lịch Ngày 28/9/2024, khu du lịch núi Bà Đen Tây Ninh đón Ban tổ chức cùng đoàn đại biểu của Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (ICDV) đến thăm và Thảo luận chương trình Đại lễ Vesak 2025. Tại đây, các đại biểu đồng nhất cho rằng núi Bà Đen sẽ là điểm phải đến của hàng nghìn đại biểu trong dịp Đại lễ Vesak.  Hiện thực hoá kế hoạch hành động quốc gia - hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam 第5张
Hai học sinh lớp 8 ở Thanh Hóa bị đuối nước khi đi câu cá
Xã hội TPO - Tối 28/9, thông tin từ UBND xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sự việc hai học sinh lớp 8 bị đuối nước khi đi câu cá.