Loài kiến thợ mộc Florida - tên khoa học là Camponotus floridanus - một loài côn trùng màu nâu đỏ dài 1,5cm, sống ở một số vùng phía Đông Nam nước Mỹ, đã thực hiện việc cắt cụt chi như một biện pháp phòng ngừa để cứu sống những con kiến cùng tổ bị thương – một hành vi mà chỉ có con người thực hiện.
Những phát hiện cho thấy việc chúng có thực hiện hành động quyết liệt này hay không còn phụ thuộc vào vị trí vết thương.
Erik Frank, nhà côn trùng học thuộc Đại học Wurzburg, Đức, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Hành vi cắt cụt chi của kiến thợ mộc Florida thực sự là trường hợp duy nhất trong thế giới động vật. Chúng thực hiện điều đó một cách tinh vi và có hệ thống bởi một hoặc nhiều thành viên.”
Ông cho biết thêm khi một con kiến tự nguyện đưa chân bị thương ra để một con khác cắn đứt, sau đó nó chìa vết cắt mới này cho một con khác làm sạch, đó thực sự một sự hợp tác bẩm sinh ấn tượng.
Khi kiểm tra hiệu quả của các phương pháp điều trị này, nhóm nghiên cứu không chỉ thấy chúng giúp phục hồi mà còn phát hiện ra rằng cách chăm sóc của loài kiến phù hợp với từng loại chấn thương mà chúng gặp phải.
Trong trường hợp chân bị thương, chúng sẽ cắn đứt chân hoàn toàn. Quy trình này ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm đến tính mạng lây lan qua cơ thể kiến.
Theo kết quả nghiên cứu, phương pháp này có tỷ lệ thành công rất cao, khoảng 90% số kiến bị cắt cụt chi vẫn sống sót sau quá trình điều trị.
Đăng thảo luận