PGS Trương Việt Anh, Trưởng Ban Khoa học- Công nghệ, ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, những ngày bão lũ tháng 9, PGS.TS Đỗ Trọng Tuấn cùng các sinh viên Khoa Kĩ thuật Truyền thông, Trường Điện - Điện tử, ĐH Bách khoa Hà Nội triển khai hệ thống thiết bị sản phẩm nghiên cứu tại vùng lũ thôn Diên Lộc, xã Hòa Tiến, huyện Yên Phong và thôn Tân Tiến, xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Hệ thống thông tin vô tuyến cơ động này phục vụ việc thu thập dữ liệu, hiển thị trực quan để nắm bắt thông tin, hiện trạng, đồng thời truyền thông tin từ xa thông qua kết nối mạng. Từ dữ liệu thu thập trên hệ thống, có thể định vị đối tượng cần phải ứng cứu để đưa thiết bị tiếp cận.
Dữ liệu thu thập được sau quá trình ứng cứu có thể tạo ra hình ảnh để xử lí hậu kì, thiết lập bản đồ đánh giá mức độ thiệt hại và các khu vực cần quan tâm khôi phục.
Nghiên cứu này được thầy trò ĐH Bách khoa Hà Nội triển khai từ một đề tài cấp sở năm 2013-2014 về hệ thống cảm biến thiết lập tại các tòa nhà cao tầng cảnh báo sự cố cháy, giúp các lực lượng cứu hộ cứu nạn, phòng cháy chữa cháy điều hành xe cứu hỏa. Hiện tại, hướng nghiên cứu tập trung hơn vào điện tử truyền thông và xử lí dữ liệu, có thể mang lại hiệu quả và đáp ứng thực tiễn.
Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học - Sáng tạo - Khởi nghiệp, ĐH Bách khoa Hà Nội 2024 đã thu hút hơn 1.300 sinh viên với 438 đề tài. Nhiều kết quả nghiên cứu có sự gắn kết với nhu cầu thực tiễn như: “Phát hiện và phân vùng u buồng trứng từ ảnh siêu âm” của sinh viên Trường Điện - Điện tử; “Thiết kế mô hình giám sát trang phục bảo hộ ứng dụng học máy và thị giác máy tính trong sản xuất thực phẩm” của sinh viên Trường Hóa và Khoa học sự sống…
Phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên mỗi năm đều có sức lan tỏa hơn. PGS Trương Việt Anh cho biết, ĐH Bách khoa Hà Nội vừa thành lập Trung tâm Sáng tạo - Khởi nghiệp sinh viên nên có riêng một đơn vị chuyên môn hóa trong việc kết nối doanh nghiệp, thực tế với hoạt động của sinh viên.
Các cuộc thi nghiên cứu khoa học được tổ chức theo ý tưởng quốc tế. Nhiều chủ đề đi vào hướng nghiên cứu công nghệ mà Chính phủ rất quan tâm như công nghệ thông minh... Song hành với điều này, nhà trường phát triển phòng nghiên cứu để sinh viên kết hợp nghiên cứu cùng giảng viên, có môi trường sáng tạo tốt hơn.
“Sinh viên hiện nay khá tự tin khi tham gia nghiên cứu cùng các thầy. Giảng viên cũng thay đổi để thu hút sinh viên tham gia nghiên cứu. Năm nay, dự kiến số lượng bài báo khoa học sinh viên công bố trên các tạp chí uy tín trong nước và quốc tế tăng, số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cũng tăng gấp rưỡi”, ông Anh nói.
Nhưng từ ý tưởng, công trình nghiên cứu đến ứng dụng sản phẩm vào thực tế và được đón nhận là một hành trình dài và gian nan. TS Trương Công Tuấn, Giám đốc Trung tâm Sáng tạo - Khởi nghiệp sinh viên, ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng, sinh viên có nhiều điều kiện thuận lợi để khởi nghiệp, song đây con đường khá chông gai, không nhiều người trẻ dám lựa chọn.
Bà Tô Hà Linh, CEO startup Outsider, cho rằng, người trẻ khi khởi nghiệp phải có tinh thần không bỏ cuộc. Đó là tinh thần người start up phải giữ từ đầu đến cuối. Đây cũng là yếu tố then chốt để tạo ra sự đột phá cho doanh nghiệp từ ý tưởng đến mô hình doanh nghiệp hoàn chỉnh.
Xem nhiềuNhịp sống Thủ đô
Thấy gì về tiếng lóng trên Tik Tok của giới trẻ Hà Nội?
Giáo dục
Bộ GD&ĐT ra 'tối hậu thư' sau những lùm xùm tại Trường Đại học Kinh Bắc
Giáo dục
Nhà trường lên tiếng vụ đề Văn bàn về lối sống 'phông bạt' của giới trẻ
Giáo dục
Tuyển sinh đại học năm 2025: Nhiều trường phải điều chỉnh chương trình đào tạo
Giáo dục
Đăng thảo luận