Chỉ 2 doanh nghiệp có sản phẩm bảo hiểm
Sau cơn bão Yagi (bão số 3) gây thiệt hại đặc biệt lớn cho nền kinh tế, với sự kêu gọi của ngành bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm mới chỉ dành lượng ngân sách đáng kể đến hỗ trợ, cứu trợ nhân đạo cho người dân bị thiệt hại.
Đa số các doanh nghiệp bảo hiểm, kể cả doanh nghiệp bảo hiểm có sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp như Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt) đều bồi thường cho số lượng khách hàng rất lớn với số tiền bồi thường không hề nhỏ. Đáng buồn là khách hàng của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm gần như không phải là nông dân, ngư dân, dù họ bị thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng. Bóng dáng của doanh nghiệp bảo hiểm vẫn xa vời trên cánh đồng thực vật, vuông tôm, ao cá.
Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong năm 2023, cả nước có hơn 50.000 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, tính từ tháng 4/2018 (khi Nghị định 58 về bảo hiểm nông nghiệp được ban hành) đến nay, mới chỉ có 2 doanh nghiệp bảo hiểm là Bảo hiểm Bảo Việt và Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh triển khai bảo hiểm nông nghiệp cho người dân. Đây là một nghịch lý xét từ quy mô của ngành nông nghiệp, bởi chỉ tính riêng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong 10 tháng của năm nay ngành này đã thu về hơn 51,7 tỷ USD.
Chính sách bảo hiểm cho nông nghiệp được cụ thể hóa hơn tại Quyết định số 13 năm 2022. Trong đó, có 5 loại cây trồng (lúa, cao su, hồ tiêu, diều, cà phê), 3 loại vật nuôi (trâu, bò, lợn), 3 loại thủy sản (tôm thẻ, tôm sú, cá tra) trên một số địa bàn (trồng trọt tại 7 tỉnh; chăn nuôi tại 11 tỉnh; thủy sản tại 5 tỉnh) được hỗ trợ bảo hiểm. Chỉ trong trường hợp xảy ra 19 loại thiên tai, dịch bệnh (12 bệnh với thực vật, 4 loại bệnh xảy ra với động vật) nông dân mới được bồi thường thiệt hại.
Sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp vẫn chưa được triển khai phổ biến ở các địa phương, kém hấp dẫn với doanh nghiệp, dẫn đến việc người dân tham gia chưa nhiều, số tiền bồi thường cho nông dân bị thiệt hại lại càng “hẻo”.
Theo thông tin từ Bộ Tài Chính, từ năm 2022 đến nay, cả nước có hơn 16.000 hộ nông dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Tổng số tiền bồi thường thiệt hại cho các hộ nông dân mua bảo hiểm cho 2 loại sản phẩm “bảo hiểm cây lúa”, “bảo hiểm vật nuôi” chỉ là 0,19 tỷ đồng. Sản phẩm bảo hiểm thủy sản (cụ thể là tôm) không được triển khai. Thực tế, chỉ có vài tỉnh có nông dân mua bảo hiểm nông nghiệp đó là Nghệ An, Thái Bình, Hà Giang, Bình Định.
Vì sao nông dân ít tham gia?
Tại Ninh Bình, chị Mai Anh (người nuôi tôm tại Kim Sơn) cho biết, trong cơn bão Yagi vừa qua, khu nuôi tôm của chị bị tác động mạnh, thiệt hại lớn. Nhiều người cùng nuôi tôm có nói về việc mua bảo hiểm nông nghiệp phòng tránh rủi ro nhưng chị chưa biết phải làm sao để mua và cũng lo ngại về các thủ tục giải quyết phức tạp.
Gần như người nuôi trồng thủy sản chưa mua bảo hiểm nông nghiệp. Ảnh: Cảnh Kỳ.Bảo hiểm nông nghiệp là chính sách hỗ trợ người dân sản xuất bền vững nhưng nhìn vào thực tế số liệu được công bố của Bộ Tài Chính, có 5 loại cây trồng có chính sách bảo hiểm nhưng chỉ có bảo hiểm năng suất lúa được người dân Nghệ An và Thái Bình mua, bảo hiểm thủy sản thậm chí còn chưa được triển khai.
Hiện tại, sản phẩm nông nghiệp không được triển khai nhiều tại địa phương do doanh nghiệp không tham gia, không đề xuất cung cấp sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp trên thị trường. Nguyên nhân là sản phẩm này hiệu quả thấp, rủi ro cao và thủ tục còn phức tạp, thiếu thông tin về quy trình kỹ thuật, giám sát và xác nhận khi rủi ro xảy ra, không hấp dẫn nhà tái bảo hiểm. Bên cạnh đó, số lượng hộ nông dân tham gia chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp thấp, không đảm bảo nguyên tắc số đông bù số ít của bảo hiểm và không có tổ chức nào tham gia bảo hiểm.
Rủi ro trong sản xuất nông nghiệp khá lớn, đặc biệt là rủi ro do biến đổi khi hậu và dịch bệnh. Do vậy, khi triển khai bảo hiểm nông nghiệp, doanh nghiệp bảo hiểm buộc phải tái bảo hiểm ra nước ngoài và phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện, điều khoản và phí bảo hiểm vào nhà tái bảo hiểm quốc tế.
Tính từ ngày chính sách bảo hiểm cho nông nghiệp được triển khai, Bộ NN&PTNT đã tích cực tuyên truyền, ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, đồng thời ra nhiều quy trình quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp để tạo điều kiện cho bảo hiểm nông nghiệp và chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp đi vào đời sống.
Một chuyên gia ngành nông nghiệp cho biết, quy trình giải quyết, đền bù cho người mua bảo hiểm còn nhiều phức tạp. Khi rủi ro xảy ra, nông dân phải trải qua quá nhiều khâu; phải được nhiều tổ chức phê duyệt (có giấy xác nhận quy trình chăn nuôi, xác nhận thiên tai xảy ra hoặc dịch bệnh bùng phát, các công bố năng suất...). Thực tế này khiến nông dân lo ngại, không muốn tiếp cận sản phẩm bảo hiểm.
“Trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp sẽ phải soạn thảo các chính sách theo hướng đơn giản hóa thủ tục, quy trình để người dân dễ tiếp cận và mua bảo hiểm nông nghiệp nhiều hơn”, vị chuyên gia này nói.
Theo Quyết định 22 năm 2019, hộ nghèo, hộ cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ đến 90% phí bảo hiểm nông nghiệp. Những hộ còn lại và các tổ chức sản xuất nông nghiệp nếu đáp ứng được một số điều kiện nhất định sẽ được hỗ trợ tối đa 20% phí bảo hiểm. Dẫu thế, nhìn vào số lượng nông dân mua bảo hiểm nông nghiệp mấy năm qua, nhiều người vẫn cho rằng, đây vẫn là chính sách chưa thể giúp gì được nông dân khi thiên tai xảy ra.
.
Bảo hiểm nông nghiệp, thí điểm lỗ hơn 300 tỷ đồng 10/08/2016 Bảo hiểm nông nghiệp: “Phao” của nông dân Mộc Châu 27/12/2014 Nông dân chê bảo hiểm nông nghiệp vì phí cao 22/03/2012 Từ 1/10, thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp 01/09/2011Kinh tế
Đề xuất bổ sung thêm 2 ga đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua Khánh Hòa
Kinh tế
Giá vàng đứng im, sắp có ‘sóng’ mới?
Kinh tế
Gửi tiền tiết kiệm nhận lãi suất cao thế nào?
Hàng không - Du lịch
Thêm tuyến đường kết nối sân bay Long Thành
Kinh tế
Đăng thảo luận