Nhiều người di cư ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có đời sống vật chất thiếu thốn, đời sống tinh thần nghèo nàn, đời sống xã hội hạn chế, với thu nhập và mức sống thấp, điều kiện nhà ở khó khăn, và thiếu thốn tình cảm gia đình. Do đó, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đảm bảo quyền được công nhận, bảo vệ và hòa nhập cộng đồng của người di cư ở những địa phương tiếp nhận lao động di cư.
Đây là thông tin được đưa ra tại Tọa đàm chuyên đề “Di cư nội địa ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long: Vấn đề hiện nay và hàm ý chính sách” do Viện Phát triển Bền vững (thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp thực hiện ngày 24/9 tại Hà Nội.
Trẻ em di cư học mầm non đắt hơn
Nghiên cứu “Di cư nội địa ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long: Vấn đề hiện nay và hàm ý chính sách” đã được thực hiện ở 9 tỉnh, thành phố, trong đó bốn địa phương thuộc đồng bằng sông Hồng gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương và Nam Định; bốn địa phương thuộc Đồng bằng sông Cửu Long gồm: Cần Thơ, Long An, An Giang và Sóc Trăng và, một địa phương thuộc Đông Nam Bộ là Bình Dương, đây là tỉnh tiếp nhận nhiều người di cư từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Di cư mang đến đóng góp và cả thách thức cho phát triển kinh tế xã hội và công tác quản lý ở các địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác quản lý di cư được thực hiện sát sao ở Đồng bằng sông Cửu Long và có biểu hiện quá tải ở Đồng bằng sông Hồng. Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý cư trú và quản lý lao động chưa chặt chẽ. Tuy hầu hết người di cư đều thực hiện khai báo tạm trú, đăng ký cư trú nhưng người di cư chưa hiểu rõ và phân biệt giữa đăng ký tạm trú và thông báo lưu trú.
Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thành Hiếu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát biểu tại buổi toạ đàm. (Ảnh: PV/Vietnam+)Ngoài ra, chính sách ban hành và thực hiện ở cấp địa phương, cấp tỉnh còn có sự phân biệt giữa người thường trú và người tạm trú. Thậm chí nhiều chính sách chỉ quan tâm đến đối tượng hỗ trợ là người thường trú.
Đăng thảo luận