Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un thăm một đơn vị đặc nhiệm, ngày 2/10. (Ảnh: KCNA)
Việc hai miền Triều Tiên khẩu chiến không phải điều mới mẻ, nhưng những tuyên bố mới nhất được đưa ra trong bối cảnh gia tăng căng thẳng về việc Triều Tiên tiết lộ hình ảnh một cơ sở hạt nhân và tiếp tục thử tên lửa.
Tuần tới, Quốc hội Triều Tiên được cho là sẽ đưa vào hiến pháp khái niệm về hệ thống "hai nhà nước" thù địch trên bán đảo Triều Tiên, để chính thức từ bỏ mục tiêu hòa giải với Hàn Quốc và lập biên giới quốc gia mới.
Trong chuyến thăm một đơn vị đặc nhiệm ngày 2/10, ông Kim tuyên bố quân đội Triều Tiên "sẽ không ngần ngại sử dụng mọi lực lượng tấn công hiện có, bao gồm cả vũ khí hạt nhân", nếu Hàn Quốc cố gắng sử dụng lực lượng vũ trang để xâm phạm chủ quyền của Triều Tiên, hãng thông tấn KCNA đưa tin.
"Nếu xảy ra tình huống như vậy, sự tồn tại lâu dài của Seoul và Hàn Quốc sẽ là điều không thể", ông Kim nói.
Tuyên bố của ông Kim đáp trả bài phát biểu của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tại lễ kỷ niệm ngày thành lập các lực lượng vũ trang hôm 1/10. Lễ kỷ niệm đánh dấu lần đầu tiên Hàn Quốc ra mắt tên lửa đạn đạo Hyunmoo-5 mạnh nhất của nước này và các vũ khí thông thường khác có thể tấn công Triều Tiên.
Tổng thống Yoon tuyên bố, vào ngày mà Triều Tiên cố ý sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ là thời điểm Bình Nhưỡng phải đối mặt với "phản ứng kiên quyết và áp đảo" của liên minh Hàn Quốc – Mỹ.
Chủ tịch Kim nói bài phát biểu của Tổng thống Yoon thể hiện "sự liều lĩnh hiếu chiến", cho thấy "sự bất an về an ninh và tâm lý khó chịu".
Ngày 3/10, bà Kim Yo Jong – em gái Chủ tịch Kim và cũng là quan chức cấp cao của Triều Tiên, chế giễu việc Hàn Quốc ra mắt tên lửa Hyunmoo-5, tuyên bố rằng không có cách nào để Hàn Quốc chống lại lực lượng hạt nhân của Triều Tiên bằng vũ khí thông thường.
Từ khi áp dụng học thuyết hạt nhân sửa đổi năm 2022, ông Kim nhiều lần đe dọa sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân trước. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nước ngoài cho rằng khó có khả năng Triều Tiên dùng vũ khí hạt nhân trước, vì quân đội Mỹ và các lực lượng đồng minh có sức mạnh vượt trội hơn.
Tháng 7 năm nay, Hàn Quốc và Mỹ ký kết hướng dẫn quốc phòng về việc tích hợp các năng lực thông thường của Hàn Quốc với các lực lượng hạt nhân của Mỹ, nhằm đối phó tốt hơn với chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Hàn Quốc không có vũ khí hạt nhân.
Mối thù giữa hai miền Triều Tiên đang ở thời điểm tồi tệ nhất trong nhiều năm qua, với những vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng và các cuộc tập trận quân sự Hàn Quốc – Mỹ gia tăng, tạo nên vòng xoáy ăn miếng trả miếng.
Tất cả các kênh liên lạc và chương trình trao đổi giữa hai nước vẫn bị gián đoạn từ năm 2019.
Tháng 1 năm nay, ông Kim kêu gọi viết lại hiến pháp của Triều Tiên để xóa bỏ mục tiêu thống nhất hòa bình giữa hai quốc gia bị chia cắt bởi chiến tranh và gọi Hàn Quốc là "kẻ thù chính".
Quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên vẫn tiếp tục thả những quả bóng bay mang rác qua biên giới sang Hàn Quốc. Kể từ cuối tháng 5, Triều Tiên đã thả hàng nghìn quả bóng bay mang theo rác sang Hàn Quốc, dẫn đến việc Hàn Quốc khởi động lại dàn loa công suất lớn ở biên giới để phát thông tin tuyên truyền chống Bình Nhưỡng.
Tổng thống Hàn Quốc cảnh báo Triều Tiên nếu dùng vũ khí hạt nhân 01/10/2024 Tình báo Hàn Quốc lý giải bức ảnh hiếm thấy của Triều Tiên về cơ sở hạt nhân 26/09/2024 Triều Tiên hé lộ hình ảnh hiếm hoi về cơ sở hạt nhân 13/09/2024 Theo AP Xem nhiềuThế giới
Iran có thể mất mọi thứ trong cuộc chiến trực tiếp với Israel
Người lính
Ukraine tuyên bố phá hủy ‘vành đai cảnh giới’ của Nga bằng tên lửa tầm xa ATACMS
Người lính
Cận cảnh kho đạn Ukraine bị phá hủy ở Donetsk
Thế giới
Xung đột Nga - Ukraine ngày 3/10: Nga tiến quân với tốc độ chưa từng thấy ở Donbass
Thế giới
Đăng thảo luận