Dự thảo thông tư có nhiều điểm mới đáng kể.Trong đó, Bộ GD&ĐT đã bỏ các quy định cụ thể về trình độ đội ngũ giảng viên khi quy đổi sang chỉ tiêu tuyển sinh.
Dự thảo lần này quy định cụ thể là chỉ tiêu tuyển sinh được xác định và thực hiện bảo đảm quy mô đào tạo cuối năm tuyển sinh (dự kiến và thực tế) đáp ứng các tiêu chí về tỉ lệ diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo trên tổng số người học chính quy quy đổi tại trụ sở chính và từng phân hiệu không nhỏ hơn 2,8m2.
Tỉ lệ người học quy đổi trên giảng viên toàn thời gian đối với từng nhóm ngành và từng ngành (trong trường hợp phải xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo ngành) của cơ sở đào tạo không lớn hơn 40.
Sinh viên làm thủ tục nhập học năm 2024. Ảnh: Nghiêm Huê
Theo dự thảo Thông tư, chỉ tiêu tuyển sinh được xác định và thực hiện cho từng năm, theo từng ngành, nhóm ngành, trình độ và hình thức đào tạo tại trụ sở chính và từng phân hiệu, bảo đảm phù hợp với năng lực của cơ sở đào tạo, nhu cầu thị trường lao động, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng vùng, địa phương.
Các trường hợp phải xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo ngành bao gồm: các ngành thuộc nhóm ngành: Đào tạo giáo viên; Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam; Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài và các ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
Cơ sở đào tạo tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh căn cứ các tiêu chí và quy trình quy định tại Thông tư và công bố công khai theo các quy chế tuyển sinh hiện hành, trừ những trường hợp chỉ tiêu tuyển sinh do Bộ GD&ĐT quyết định thì chỉ được công bố chỉ tiêu tuyển sinh theo thông báo của Bộ.
Cơ sở đào tạo thực hiện tuyển sinh phù hợp với chỉ tiêu đã công bố, bảo đảm số lượng thực tuyển của từng ngành, nhóm ngành, trình độ và hình thức đào tạo không được vượt quá 20% chỉ tiêu đã công bố. Đây là điểm mới so với Thông tư số 3 ban hành năm 2022 và Thông tư số 10 ban hành năm 2023.
Một điểm mới nữa là Bộ GD&ĐT đưa ra 2 tiêu chí các cơ sở giáo dục đại học không được tăng so với chỉ tiêu và số thực tuyển của năm trước liền kề bao gồm: tỉ lệ thôi học năm đầu cao hơn 15%; tỉ lệ người tốt nghiệp có việc làm thấp hơn 70%.
Còn tại Thông tư số 3 năm 2022 không có quy định về tỉ lệ thôi học mà chỉ có quy định không tăng chỉ tiêu nếu tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ khi được công nhận tốt nghiệp của lĩnh vực đó đạt dưới 80%, hoặc tỉ lệ thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh của lĩnh vực đó ở năm tuyển sinh liền kề trước năm tuyển sinh đạt dưới 80% (trừ trường hợp ngành đào tạo ở trình độ đại học có chương trình đào tạo được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng).
Thu hồi bằng tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt; Bỏ đề xuất miễn học phí cho con giáo viên 27/10/2024 Thông tin mới vụ lớp học di dời điều hòa cũ hết gần 4 triệu gây xôn xao dư luận 27/10/2024 Ngoài ông Vương Tấn Việt, còn bao nhiêu tiến sĩ "rởm"? 26/10/2024Giáo dục
Thu hồi bằng tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt; Bỏ đề xuất miễn học phí cho con giáo viên
Giáo dục
Trường ĐH Y Dược có thêm bệnh viện hiện đại cho sinh viên thực hành
Giáo dục
Thông tin mới vụ lớp học di dời điều hòa cũ hết gần 4 triệu gây xôn xao dư luận
Giáo dục
Đổ tiền lấy chứng chỉ IELTS từ sớm: Được ‘tô hồng’ nên phụ huynh bị đánh lừa?
Giáo dục
Đăng thảo luận