Ngày 9/10, tại TPHCM, diễn ra Hội thảo Khoa học Quốc gia năm 2024 với chủ đề "Nông nghiệp bền vững vì an ninh lương thực và an toàn thực phẩm - AFS2024".
Tại hội thảo, PGS.TS. Trần Thị Hồng - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành - cho rằng, thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, đặc biệt là biến đổi khí hậu, áp lực gia tăng dân số, và sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Những vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến nền nông nghiệp và khả năng đảm bảo an ninh lương thực.
Theo bà Hồng, Việt Nam, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không nằm ngoài những tác động đó. Chính vì vậy, yêu cầu về phát triển một nền nông nghiệp bền vững không chỉ là một xu hướng mà đã trở thành một đòi hỏi cấp thiết để đảm bảo cuộc sống của hàng triệu người dân, và cũng là để bảo vệ môi trường sống cho các thế hệ mai sau.
PGS.TS. Trần Thị Hồng - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành - chia sẻ tại hội thảo.
Ngoài vấn đề an ninh lương thực, hội thảo thu hút nhiều báo cáo khoa học giá trị từ các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước, về các giải pháp công nghệ mới nhất, từ việc ứng dụng công nghệ nano trong sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, cho đến việc phát triển các chuỗi giá trị nông sản bền vững và kinh tế tuần hoàn. Đây là những hướng đi mới, mở ra nhiều triển vọng phát triển, giúp ngành nông nghiệp không chỉ tăng năng suất mà còn thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe con người.
GS.TS.Trần Đại Lâm - Viện trưởng Viện Kỹ thuật Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - cho rằng, Hội thảo AFS2024 là diễn đàn khoa học công nghệ để chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm, thảo luận các thách thức và giải pháp trong việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững, đảm bảo an ninh lương thực và nâng cao an toàn thực phẩm.
Chuyên gia, nhà khoa học trình bày tại hội thảo.
Hội thảo thu hút 150 bài báo khoa học, trong đó có nhiều bài chất lượng nổi bật như nghiên cứu về công nghệ Biofloc - một giải pháp tiên tiến giúp cải thiện chất lượng nước ao nuôi, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và giảm thiểu bệnh tật cho vật nuôi của nhóm tác giả đến từ Trường ĐH Nguyễn Tất Thành; nhóm tác giả đến từ Trường ĐH Tiền Giang cũng có báo cáo nghiên cứu về mật độ nuôi tối ưu cho cá chạch lấu trong hệ thống bể lọc tuần hoàn…
PGS.TS. Nguyễn Duy Lâm - Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ Lương thực, thực phẩm Việt Nam - cho hay, các nghiên cứu được trình bày tại hội thảo sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam.
"Những phát hiện và đề xuất này không chỉ có ý nghĩa thực tiễn đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mà còn cung cấp những bài học quý giá cho việc phát triển nông nghiệp bền vững trên phạm vi rộng hơn. Các kết quả nghiên cứu này tạo nền tảng quan trọng cho việc hoạch định chính sách và triển khai các giải pháp cụ thể nhằm xây dựng một nền nông nghiệp thịnh vượng, bền vững và có khả năng thích ứng với những thách thức trong tương lai" - ông Lâm nói.
Hội thảo do Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã đăng cai và phối hợp cùng Hội Khoa học và Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam, Trường ĐH Tiền Giang, Trường ĐH Cần Thơ thu hút nhiều nhà khoa học, quản lý đến từ sở ban ngành các tỉnh, giảng viên các trường đại học và nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm...
ĐHQG TPHCM sẽ giảm phương thức tuyển sinh đại học từ 2025 07/10/2024 Hiệu trưởng khuyên sinh viên tham gia Đoàn, Hội để tránh bị lừa, ảnh hưởng xấu của MXH 06/10/2024 10 trường đại học có doanh thu trên nghìn tỷ 23/09/2024Kinh tế
Phó Thủ tướng làm việc với 5 tỉnh, thành miền Trung về vốn đầu tư công
Kinh tế
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Đội ngũ doanh nhân Việt Nam phát huy tinh thần dân tộc, lòng yêu nước
Kinh tế
Giá vàng nhẫn bật tăng trở lại
Kinh tế
Chi tiết số tiền người dùng phải trả mỗi tháng khi tăng giá điện
Kinh tế
Đăng thảo luận