Trong khuôn khổ phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024, chiều 28/9, 306 đại biểu chia làm 12 tổ thảo luận về 2 chủ đề: “Phòng, chống bạo lực học đường” và “Phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường”.
Các đại biểu thảo luận tại tổ số 6. Ảnh: Xuân Tùng
Tại tổ số 6, các đại biểu trẻ em đều cho rằng, việc sử dụng thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử nói riêng, chất kích thích có xu hướng trẻ hoá và mức độ lớn.
Không ít người trong độ tuổi học sinh, sinh viên đã và đang sử dụng, thậm chí nghiện thuốc lá, chất kích thích như rượu, bia. Việc sử dụng thuốc lá, chất kích thích không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ tâm sinh lý của cá nhân người sử dụng, mà còn tác động xấu đến cộng đồng, những người xung quanh.
Đại biểu Nguyễn Hồ Hoài Như, lớp 9A5 Trường THCS Lương Thế Vinh (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) cho rằng, một trong những lý do các bạn thiếu niên sử dụng thuốc lá, chất gây nghiện là áp lực lôi kéo, khiêu khích từ nhóm bạn; có nhiều “hình mẫu” từ môi trường xung quanh. “Một số bạn có suy nghĩ lệch lạc, rằng việc hút thuốc lá, uống rượu bia hay sử dụng chất kích thích khác là ngầu, cách chứng tỏ bản thân”, Hoài Như nói.
Cùng quan điểm, đại biểu Lâm Mai Linh, lớp 8A1 Trường THCS Thị trấn Lộc Bình (huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) cho biết, nhiều bạn trẻ không nhận thức được hậu quả của việc sử dụng chất kích thích; tò mò và có sự rủ rê của người khác, học đòi, bắt chước. Bên cạnh đó, việc mua bán thuốc lá, chất kích thích cho người dưới 16 tuổi còn dễ dàng; việc giám sát, xử lý các trường hợp vi phạm chưa liên tục, thường xuyên.
Đại biểu Lê Phương Bảo Ngọc nêu ý kiến, đề xuất tại phiên thảo luận. Ảnh: Xuân Tùng
Còn đại biểu Lê Phương Bảo Ngọc, lớp 8A2.1 Trường THCS Ngô Sĩ Liên (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho rằng, thuốc lá, nhất là thuốc lá điện tử không ngừng thay đổi kiểu cách, mẫu mã, hương vị… Trong khi đó, việc mua bán trực tuyến, vận chuyển dễ dàng đối với thuốc lá, hay việc bày bán công khai ở vỉa hè, khu dân cư, khu vực gần trường học… cũng dẫn đến tình trạng không ít bạn trẻ sử dụng.
Một trong những giải pháp các đại biểu nhấn mạnh, là tăng cường hoạt động giáo dục, tuyên truyền về tác hại của thuốc lá và chất kích thích; tạo ra các chương trình hỗ trợ tâm lý giúp học sinh, thanh thiếu niên vượt qua áp lực, lôi kéo của những người xung quanh; thiết lập và thực hiện nghiêm các quy định về độ tuổi, địa điểm về việc mua bán, sử dụng thuốc lá, chất kích thích.
Đại biểu tại tổ thảo luận số 6 đã nêu nhiều đề xuất, giải pháp nhằm góp phần phòng chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường. Ảnh: Xuân Tùng
Bên cạnh đó, có ý kiến đề xuất sửa đổi, bổ sung thêm những quy định cụ thể đối với Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích; thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất, quảng cáo và tiêu dùng đối với mặt hàng thuốc lá, rượu bia.
Nhiều đại biểu cũng đã "hiến kế" đẩy lùi thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường bằng cách thiết kế các chương trình, hoạt động tạo sân chơi cho thanh thiếu nhi rèn luyện nâng cao thể chất, đời sống văn hoá tinh thần và bản lĩnh.
Đại biểu 'Quốc hội trẻ em' đề xuất lập phòng tham vấn tâm lý học đường hạn chế bạo lực 28/09/2024 Toàn cảnh Lễ khai mạc Phiên họp giả định ‘Quốc hội trẻ em’ lần thứ II năm 2024 28/09/2024 Nam sinh 14 tuổi vào vai Chủ tịch 'Quốc hội trẻ em' là ai? 28/09/2024 Khai mạc phiên họp giả định ‘Quốc hội trẻ em’: Xem xét 3 nội dung quan trọng 28/09/2024 Đại biểu ‘Quốc hội trẻ em’ tham quan bảo tàng Quốc hội 28/09/2024 Đoàn đại biểu 'Quốc hội trẻ em' dâng hương Đài tưởng niệm Bắc Sơn, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh 28/09/2024Giới trẻ
Tiền Giang chú trọng chuyển đổi số và nâng cao năng lực số cho thanh niên
Giới trẻ
Từ phát ngôn 'vạ miệng' của Negav, giới trẻ bàn luận chuyện nghỉ học giữa chừng liệu có thành công sớm?
Giới trẻ
Anh Nguyễn Thành Luân tái đắc cử Chủ tịch Hội LHTN tỉnh Tiền Giang
Giới trẻ
Anh Vương Như Hoan tái cử Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hưng Yên khóa VI
Giới trẻ
Đăng thảo luận