(Dân trí) - Apple từng được xem là hãng công nghệ sáng tạo nhất thế giới, luôn tạo ra xu thế trên thị trường để đối thủ phải chạy theo. Giờ đây, Apple dường như mất đi sự sáng tạo và trở thành kẻ đi sau đối thủ.
Từng là nhà tiên phong, chấp nhận mạo hiểm để tạo xu thế
Dưới thời Steve Jobs, Apple luôn được xem là hãng công nghệ sáng tạo hàng đầu thế giới khi luôn mở ra những xu thế mới trên thị trường. Trên thực tế, Apple không phải là hãng khai sinh ra những công nghệ mới trên sản phẩm của mình, tuy nhiên "quả táo" lại biết cách làm nổi bật các công nghệ đó, đủ để tạo thành xu hướng trong giới công nghệ.
Ngày 9/1/2007, hãng máy tính Apple đã khiến giới công nghệ phải bất ngờ khi chính thức đặt chân vào thị trường điện thoại di động với việc ra mắt chiếc điện thoại iPhone phiên bản đầu tiên.
iPhone không phải là chiếc smartphone màn hình cảm ứng đầu tiên xuất hiện trên thị trường, nhưng lại được xem là sản phẩm làm thay đổi cả thị trường smartphone.
Khoảnh khắc Steve Jobs trình làng chiếc iPhone đầu tiên, nhiều người đã cho rằng Apple đã quá mạo hiểm khi đặt chân vào một thị trường hoàn toàn mới mẻ, nơi Nokia, Motorola… đang "thống trị" (Ảnh: Getty).
Trước thời điểm iPhone xuất hiện, thị trường điện thoại di động rất đa dạng với nhiều kiểu dáng, mẫu mã khác nhau. Tuy nhiên, sau năm 2007, thị trường di động dường như có sự thống nhất trong thiết kế, khi các hãng sản xuất đều chú trọng đến màn hình cảm ứng, để giờ đây smartphone đã trở nên bão hòa vì sự giống nhau trong thiết kế và tính năng.
Việc Apple đặt chân vào thị trường di động năm 2007 bị xem là hành động mạo hiểm, khi vào thời điểm đó thị trường này đang được thống trị bởi những "tượng đài" tưởng chừng như không thể bị lật đổ, bao gồm Nokia, Motorola, BlackBerry… trong khi Apple chỉ là một hãng máy tính vẫn đang còn chật vật cạnh tranh với Microsoft trên thị trường máy tính cá nhân.
Tuy nhiên, chính sự mạo hiểm và táo bạo của Steve Jobs đã mang lại thành công ngoài mong đợi cho Apple, khi iPhone nhanh chóng "gây bão" trên thị trường di động. Các tờ báo lớn, giới công nghệ… đánh giá iPhone là sản phẩm mang tính đột phá nhất trên thị trường điện thoại di động
Chính việc Apple ra mắt iPhone cùng nền tảng iOS đã buộc Google phải đẩy mạnh phát triển nền tảng Android làm đối trọng, để rồi giờ đây, người dùng có cơ hội sở hữu những chiếc smartphone giá rẻ với mức giá chỉ bằng những chiếc điện thoại cơ bản ngày xưa, giúp smartphone phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người.
Khi Steve Jobs giới thiệu chiếc iPad đầu tiên, Apple đã bị nhiều người châm biếm và cho rằng đây chỉ là một chiếc "iPhone phóng lớn" (Ảnh: Pinterest).
Ba năm sau khi iPhone ra mắt và thống trị trên thị trường smartphone, Apple tiếp tục ra mắt iPad, "khai sinh" nên phân khúc sản phẩm mới: máy tính bảng. Ngay lập tức, các hãng công nghệ chú trọng đến phân khúc sản phẩm mới này, giúp thị trường máy tính bảng trở nên sôi động và nhộn nhịp hơn.
Trên thực tế, iPad không phải là chiếc máy tính bảng đầu tiên được ra mắt trên thị trường. Trước Apple, Microsoft đã từng ra mắt chiếc máy tính bảng chạy Windows từ năm 2000, nghĩa là 10 năm trước Apple. Lenovo, HP cũng đã ra mắt các mẫu máy tính bảng chạy Windows khá lâu trước khi iPad ra mắt.
10 năm trước khi Apple ra mắt iPad, Bill Gates và Microsoft đã từng giới thiệu máy tính bảng chạy Windows, nhưng chẳng ai chú ý đến (Ảnh: RT).
Tuy nhiên, chỉ đến khi Apple trình làng iPad, khái niệm máy tính bảng mới trở nên phổ biến và nhiều người biết đến hơn. Do đó, hiển nhiên Apple được xem là "cha đẻ" của khái niệm máy tính bảng và là hãng tạo nên một xu thế mới trên thị trường công nghệ.
Cũng như iPhone, việc Apple ra mắt iPad được xem là một động thái mạo hiểm, khi giới phân tích nhận định rằng iPad chỉ là một chiếc iPhone màn hình phóng lớn.
Dù vậy, sự mạo hiểm này một lần nữa mang lại sự thành công cho Apple khi iPad được người dùng và giới công nghệ đón nhận nồng nhiệt. Kể từ thời điểm mới ra mắt năm 2010, iPad luôn là chiếc máy tính bảng bán chạy nhất trên thị trường, dù sau này iPad chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ như Samsung, Huawei, Xiaomi…
Năm 2008, Steve Jobs và Apple cho ra mắt chiếc laptop MacBook Air. Trên thực tế, đây không phải là sản phẩm mới hay mở ra thêm danh mục sản phẩm mới nào, tuy nhiên, MacBook Air đã gây ấn tượng với thiết kế siêu mỏng, chỉ 19mm.
Steve Jobs và Apple đã khiến giới công nghệ phải kinh ngạc khi trình làng MacBook Air siêu mỏng vào năm 2008 (Ảnh: 9to5Mac).
MacBook Air lập tức khiến người dùng và giới công nghệ ngỡ ngàng với thiết kế mỏng, nhẹ, giúp sản phẩm nhanh chóng chiếm được thị phần lớn trên thị trường laptop, vào thời điểm máy tính Windows vẫn còn thống trị thị trường này.
Chính sự ra đời của MacBook Air đã tạo xu thế thiết kế laptop nguyên khối và siêu mỏng. Giờ đây, các mẫu laptop trên thị trường đều có đặc điểm pin gắn liền trong máy không thể tháo rời và các mẫu laptop cao cấp đều có thiết kế siêu mỏng và nhẹ.
Nhắc đến việc tạo xu thế trên thị trường, không thể không nhắc đến tính năng cảm biến vân tay trên smartphone.
Dĩ nhiên, Apple không phải là hãng đầu tiên tích hợp cảm biến vân tay để mở khóa smartphone. Tuy nhiên, kể từ thời điểm Apple ra mắt iPhone 5S được tích hợp cảm biến vân tay vào năm 2013, tính năng này nhanh chóng "gây sốt" và cảm biến vân tay nhanh chóng trở thành một tính năng không thể thiếu trên các mẫu smartphone từ tầm trung đến cao cấp.
Cảm biến vân tay trên iPhone 5S đã từng tạo ra một "cơn sốt" và trở thành xu thế trên thị trường di động (Ảnh: ZDNet).
Vẫn còn rất nhiều tính năng, công nghệ khác mà Apple được xem là người tiên phong và tạo ra xu thế. Tuy nhiên, những liệt kê kể trên cũng đã phần nào cho thấy Apple đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc định hình thị trường công nghệ.
Những thành công liên tiếp nhờ vào sự sáng tạo và chấp nhận mạo hiểm đã giúp Apple vươn lên đỉnh cao, khi năm 2012, Apple vượt qua hãng năng lượng ExxonMobil để trở thành công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới.
Hiện Apple vẫn là hãng công nghệ có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới, ước tính đạt 3,38 nghìn tỷ USD, bỏ xa công ty đứng thứ hai là Microsoft với giá trị 3,14 nghìn tỷ USD.
Trở thành kẻ chạy theo xu thế sau khi đạt được đỉnh cao
Cuối năm 2011, Steve Jobs đột ngột qua đời khiến cả giới công nghệ bàng hoàng. Người được bổ nhiệm ngồi vào chiếc ghế CEO tại Apple thay Steve Jobs là Tim Cook.
Nhiều người đã lo ngại rằng Tim Cook sẽ bị cái bóng quá lớn của Steve Jobs che phủ, khiến Apple rơi vào suy thoái. Tuy nhiên thực tế đã chứng minh rằng Tim Cook hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi cái bóng của Steve Jobs, thậm chí Cook còn làm tốt hơn Jobs, chí ít là về mặt "kiếm tiền".
Tim Cook kiếm tiền giỏi hơn Steve Jobs, nhưng Cook không còn dám mạo hiểm để đưa ra những sản phẩm đột phá như trước đây (Ảnh: Getty).
Dưới sự dẫn dắt của Tim Cook, giá trị của Apple tăng chóng mặt, báo cáo doanh thu hàng quý, hàng năm với những con số khiến bất kỳ tập đoàn nào cũng phải thèm muốn. Sự dẫn dắt của Tim Cook đã giúp Apple lập nên những kỷ lục mới về mức doanh thu, đưa Apple trở thành công ty giàu có nhất thế giới.
Tim Cook đã giúp Apple thành công về mặt tài chính. Tuy nhiên, với giới công nghệ nói chung và những ai yêu thích Apple nói riêng, những người không quan tâm đến mặt tài chính mà chỉ quan tâm đến các sản phẩm, dịch vụ do Apple cung cấp, thì dường như "quả táo" đã mất đi bản sắc của mình dưới sự lãnh đạo của Tim Cook.
Từ vị thế là hãng tiên phong tạo ra xu hướng dưới thời Steve Jobs, nhưng dưới sự dẫn dắt của Tim Cook, Apple đã trở thành hãng phải chạy theo xu thế của thị trường.
Còn nhớ vào lúc sinh thời, Steve Jobs đã từng khẳng định màn hình 3,5-inch trên iPhone là kích cỡ hoàn hảo và Apple không cần phải tăng kích thước màn hình trên iPhone.
"Bạn không thể dùng tay để nắm nó. Sẽ không ai muốn mua một chiếc điện thoại màn hình lớn", Steve Jobs từng chê bai những mẫu smartphone lớn vào lúc sinh thời. Tuy nhiên, chỉ một năm sau khi Steve Jobs qua đời, Apple trình làng iPhone 5 với kích thước màn hình 4-inch và giờ đây, iPhone đã có màn hình kích thước lớn tương tự các đối thủ trên thị trường.
iPad mini là một trong những sản phẩm mới được ra mắt dưới thời Tim Cook, nhưng chiếc máy tính bảng này đã đi ngược những gì Steve Jobs từng tuyên bố (Ảnh: Engadget).
Vào tháng 10/2010, sau khi Apple ra mắt iPad dẫn đến sự xuất hiện của "làn sóng" máy tính bảng cỡ nhỏ trên thị trường, Jobs đã khẳng định kích cỡ 9,7-inch trên iPad "là kích cỡ nhỏ nhất để tạo nên một chiếc máy tính bảng hoàn hảo". Thậm chí vị CEO này còn mỉa mai rằng "người dùng cần phải gọt tay mình ngắn đi để sử dụng máy tính bảng cỡ nhỏ".
Thực tế thì sao? Cũng chỉ một năm sau khi Steve Jobs qua đời, Apple trình làng iPad mini thế hệ đầu tiên, với kích thước màn hình 7,9-inch, một động thái để chạy theo thị trường.
Cũng như smartphone màn hình lớn hay máy tính bảng màn hình nhỏ, Steve Jobs đã từng không ít lần mỉa mai cây viết stylus.
Vào năm 2007, tại sự kiện giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên, Jobs đã từng mỉa mai cây viết stylus được trang bị trên những chiếc điện thoại màn hình cảm ứng vào thời điểm bấy giờ: "Ai muốn một cây viết stylus? Bạn cầm nó lên rồi vứt nó đi nơi khác, sau đó thất lạc nó. Đừng sử dụng stylus và hãy chê bai khi nhìn thấy nó".
Tuy vậy, Apple sau đó đã trình làng chiếc máy tính bảng iPad Pro kèm theo phụ kiện Apple Pencil. Mặc dù Apple Pencil không phải là phụ kiện đi kèm sản phẩm mà người dùng phải bỏ tiền ra mua thêm nếu muốn sử dụng, điều này một lần nữa cho thấy Apple đã đi ngược lại những thứ mà Steve Jobs đã từng chê bai lúc sinh thời.
Apple Watch là sản phẩm đánh dấu phân khúc sản phẩm mới của Apple. Tuy nhiên, "quả táo" đã phải mất 5 năm để gia nhập phân khúc mới, thời gian quá dài cho một công ty nổi tiếng sáng tạo như Apple (Ảnh: MacWorld).
Năm 2015, Apple chính thức trình làng chiếc đồng hồ thông minh Apple Watch đầu tiên của hãng, trong khi các hãng công nghệ khác đã liên tiếp ra mắt smartwatch từ vài năm trước.
Vào thời điểm Apple Watch lần đầu ra mắt, nhiều người đã bất ngờ khi nhận ra chiếc đồng hồ này là sản phẩm thuộc phân khúc mới của Apple kể từ khi "quả táo" ra mắt iPad vào năm 2010. Nghĩa là Apple đã phải mất 5 năm để tạo ra một phân khúc sản phẩm mới cho riêng mình, một thời gian quá dài cho hãng công nghệ từng được xem là sáng tạo nhất thế giới.
Đến năm 2023, nghĩa là 8 năm sau, Apple mới lại tiếp tục cho ra mắt một sản phẩm thuộc phân khúc mới, đó là chiếc kính thực tế ảo hỗn hợp Vision Pro.
Vision Pro được ra mắt trong bối cảnh thị trường kính thông minh đã rất sôi động với nhiều sản phẩm đến từ các hãng công nghệ khác nhau. Bản thân Vision Pro cũng không thực sự thành công do thiết kế nặng và mức giá quá cao khiến người dùng khó có thể tiếp cận.
Còn tiếp…
Sức mạnh sốApple - Từ người mở lối tiên phong trở thành kẻ phải chạy theo xu thế
(Dân trí) - Apple từng được xem là hãng công nghệ sáng tạo nhất thế giới, luôn tạo ra xu thế trên thị trường để đối thủ phải chạy theo. Giờ đây, Apple dường như mất đi sự sáng tạo và trở thành kẻ đi sau đối thủ.
Từng là nhà tiên phong, chấp nhận mạo hiểm để tạo xu thế
Dưới thời Steve Jobs, Apple luôn được xem là hãng công nghệ sáng tạo hàng đầu thế giới khi luôn mở ra những xu thế mới trên thị trường. Trên thực tế, Apple không phải là hãng khai sinh ra những công nghệ mới trên sản phẩm của mình, tuy nhiên "quả táo" lại biết cách làm nổi bật các công nghệ đó, đủ để tạo thành xu hướng trong giới công nghệ.
Ngày 9/1/2007, hãng máy tính Apple đã khiến giới công nghệ phải bất ngờ khi chính thức đặt chân vào thị trường điện thoại di động với việc ra mắt chiếc điện thoại iPhone phiên bản đầu tiên.
iPhone không phải là chiếc smartphone màn hình cảm ứng đầu tiên xuất hiện trên thị trường, nhưng lại được xem là sản phẩm làm thay đổi cả thị trường smartphone.
Khoảnh khắc Steve Jobs trình làng chiếc iPhone đầu tiên, nhiều người đã cho rằng Apple đã quá mạo hiểm khi đặt chân vào một thị trường hoàn toàn mới mẻ, nơi Nokia, Motorola… đang "thống trị" (Ảnh: Getty).
Trước thời điểm iPhone xuất hiện, thị trường điện thoại di động rất đa dạng với nhiều kiểu dáng, mẫu mã khác nhau. Tuy nhiên, sau năm 2007, thị trường di động dường như có sự thống nhất trong thiết kế, khi các hãng sản xuất đều chú trọng đến màn hình cảm ứng, để giờ đây smartphone đã trở nên bão hòa vì sự giống nhau trong thiết kế và tính năng.
Việc Apple đặt chân vào thị trường di động năm 2007 bị xem là hành động mạo hiểm, khi vào thời điểm đó thị trường này đang được thống trị bởi những "tượng đài" tưởng chừng như không thể bị lật đổ, bao gồm Nokia, Motorola, BlackBerry… trong khi Apple chỉ là một hãng máy tính vẫn đang còn chật vật cạnh tranh với Microsoft trên thị trường máy tính cá nhân.
Tuy nhiên, chính sự mạo hiểm và táo bạo của Steve Jobs đã mang lại thành công ngoài mong đợi cho Apple, khi iPhone nhanh chóng "gây bão" trên thị trường di động. Các tờ báo lớn, giới công nghệ… đánh giá iPhone là sản phẩm mang tính đột phá nhất trên thị trường điện thoại di động
Chính việc Apple ra mắt iPhone cùng nền tảng iOS đã buộc Google phải đẩy mạnh phát triển nền tảng Android làm đối trọng, để rồi giờ đây, người dùng có cơ hội sở hữu những chiếc smartphone giá rẻ với mức giá chỉ bằng những chiếc điện thoại cơ bản ngày xưa, giúp smartphone phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người.
Khi Steve Jobs giới thiệu chiếc iPad đầu tiên, Apple đã bị nhiều người châm biếm và cho rằng đây chỉ là một chiếc "iPhone phóng lớn" (Ảnh: Pinterest).
Ba năm sau khi iPhone ra mắt và thống trị trên thị trường smartphone, Apple tiếp tục ra mắt iPad, "khai sinh" nên phân khúc sản phẩm mới: máy tính bảng. Ngay lập tức, các hãng công nghệ chú trọng đến phân khúc sản phẩm mới này, giúp thị trường máy tính bảng trở nên sôi động và nhộn nhịp hơn.
Trên thực tế, iPad không phải là chiếc máy tính bảng đầu tiên được ra mắt trên thị trường. Trước Apple, Microsoft đã từng ra mắt chiếc máy tính bảng chạy Windows từ năm 2000, nghĩa là 10 năm trước Apple. Lenovo, HP cũng đã ra mắt các mẫu máy tính bảng chạy Windows khá lâu trước khi iPad ra mắt.
10 năm trước khi Apple ra mắt iPad, Bill Gates và Microsoft đã từng giới thiệu máy tính bảng chạy Windows, nhưng chẳng ai chú ý đến (Ảnh: RT).
Tuy nhiên, chỉ đến khi Apple trình làng iPad, khái niệm máy tính bảng mới trở nên phổ biến và nhiều người biết đến hơn. Do đó, hiển nhiên Apple được xem là "cha đẻ" của khái niệm máy tính bảng và là hãng tạo nên một xu thế mới trên thị trường công nghệ.
Cũng như iPhone, việc Apple ra mắt iPad được xem là một động thái mạo hiểm, khi giới phân tích nhận định rằng iPad chỉ là một chiếc iPhone màn hình phóng lớn.
Dù vậy, sự mạo hiểm này một lần nữa mang lại sự thành công cho Apple khi iPad được người dùng và giới công nghệ đón nhận nồng nhiệt. Kể từ thời điểm mới ra mắt năm 2010, iPad luôn là chiếc máy tính bảng bán chạy nhất trên thị trường, dù sau này iPad chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ như Samsung, Huawei, Xiaomi…
Năm 2008, Steve Jobs và Apple cho ra mắt chiếc laptop MacBook Air. Trên thực tế, đây không phải là sản phẩm mới hay mở ra thêm danh mục sản phẩm mới nào, tuy nhiên, MacBook Air đã gây ấn tượng với thiết kế siêu mỏng, chỉ 19mm.
Steve Jobs và Apple đã khiến giới công nghệ phải kinh ngạc khi trình làng MacBook Air siêu mỏng vào năm 2008 (Ảnh: 9to5Mac).
MacBook Air lập tức khiến người dùng và giới công nghệ ngỡ ngàng với thiết kế mỏng, nhẹ, giúp sản phẩm nhanh chóng chiếm được thị phần lớn trên thị trường laptop, vào thời điểm máy tính Windows vẫn còn thống trị thị trường này.
Chính sự ra đời của MacBook Air đã tạo xu thế thiết kế laptop nguyên khối và siêu mỏng. Giờ đây, các mẫu laptop trên thị trường đều có đặc điểm pin gắn liền trong máy không thể tháo rời và các mẫu laptop cao cấp đều có thiết kế siêu mỏng và nhẹ.
Nhắc đến việc tạo xu thế trên thị trường, không thể không nhắc đến tính năng cảm biến vân tay trên smartphone.
Dĩ nhiên, Apple không phải là hãng đầu tiên tích hợp cảm biến vân tay để mở khóa smartphone. Tuy nhiên, kể từ thời điểm Apple ra mắt iPhone 5S được tích hợp cảm biến vân tay vào năm 2013, tính năng này nhanh chóng "gây sốt" và cảm biến vân tay nhanh chóng trở thành một tính năng không thể thiếu trên các mẫu smartphone từ tầm trung đến cao cấp.
Cảm biến vân tay trên iPhone 5S đã từng tạo ra một "cơn sốt" và trở thành xu thế trên thị trường di động (Ảnh: ZDNet).
Vẫn còn rất nhiều tính năng, công nghệ khác mà Apple được xem là người tiên phong và tạo ra xu thế. Tuy nhiên, những liệt kê kể trên cũng đã phần nào cho thấy Apple đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc định hình thị trường công nghệ.
Những thành công liên tiếp nhờ vào sự sáng tạo và chấp nhận mạo hiểm đã giúp Apple vươn lên đỉnh cao, khi năm 2012, Apple vượt qua hãng năng lượng ExxonMobil để trở thành công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới.
Hiện Apple vẫn là hãng công nghệ có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới, ước tính đạt 3,38 nghìn tỷ USD, bỏ xa công ty đứng thứ hai là Microsoft với giá trị 3,14 nghìn tỷ USD.
Trở thành kẻ chạy theo xu thế sau khi đạt được đỉnh cao
Cuối năm 2011, Steve Jobs đột ngột qua đời khiến cả giới công nghệ bàng hoàng. Người được bổ nhiệm ngồi vào chiếc ghế CEO tại Apple thay Steve Jobs là Tim Cook.
Nhiều người đã lo ngại rằng Tim Cook sẽ bị cái bóng quá lớn của Steve Jobs che phủ, khiến Apple rơi vào suy thoái. Tuy nhiên thực tế đã chứng minh rằng Tim Cook hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi cái bóng của Steve Jobs, thậm chí Cook còn làm tốt hơn Jobs, chí ít là về mặt "kiếm tiền".
Tim Cook kiếm tiền giỏi hơn Steve Jobs, nhưng Cook không còn dám mạo hiểm để đưa ra những sản phẩm đột phá như trước đây (Ảnh: Getty).
Dưới sự dẫn dắt của Tim Cook, giá trị của Apple tăng chóng mặt, báo cáo doanh thu hàng quý, hàng năm với những con số khiến bất kỳ tập đoàn nào cũng phải thèm muốn. Sự dẫn dắt của Tim Cook đã giúp Apple lập nên những kỷ lục mới về mức doanh thu, đưa Apple trở thành công ty giàu có nhất thế giới.
Tim Cook đã giúp Apple thành công về mặt tài chính. Tuy nhiên, với giới công nghệ nói chung và những ai yêu thích Apple nói riêng, những người không quan tâm đến mặt tài chính mà chỉ quan tâm đến các sản phẩm, dịch vụ do Apple cung cấp, thì dường như "quả táo" đã mất đi bản sắc của mình dưới sự lãnh đạo của Tim Cook.
Từ vị thế là hãng tiên phong tạo ra xu hướng dưới thời Steve Jobs, nhưng dưới sự dẫn dắt của Tim Cook, Apple đã trở thành hãng phải chạy theo xu thế của thị trường.
Còn nhớ vào lúc sinh thời, Steve Jobs đã từng khẳng định màn hình 3,5-inch trên iPhone là kích cỡ hoàn hảo và Apple không cần phải tăng kích thước màn hình trên iPhone.
"Bạn không thể dùng tay để nắm nó. Sẽ không ai muốn mua một chiếc điện thoại màn hình lớn", Steve Jobs từng chê bai những mẫu smartphone lớn vào lúc sinh thời. Tuy nhiên, chỉ một năm sau khi Steve Jobs qua đời, Apple trình làng iPhone 5 với kích thước màn hình 4-inch và giờ đây, iPhone đã có màn hình kích thước lớn tương tự các đối thủ trên thị trường.
iPad mini là một trong những sản phẩm mới được ra mắt dưới thời Tim Cook, nhưng chiếc máy tính bảng này đã đi ngược những gì Steve Jobs từng tuyên bố (Ảnh: Engadget).
Vào tháng 10/2010, sau khi Apple ra mắt iPad dẫn đến sự xuất hiện của "làn sóng" máy tính bảng cỡ nhỏ trên thị trường, Jobs đã khẳng định kích cỡ 9,7-inch trên iPad "là kích cỡ nhỏ nhất để tạo nên một chiếc máy tính bảng hoàn hảo". Thậm chí vị CEO này còn mỉa mai rằng "người dùng cần phải gọt tay mình ngắn đi để sử dụng máy tính bảng cỡ nhỏ".
Thực tế thì sao? Cũng chỉ một năm sau khi Steve Jobs qua đời, Apple trình làng iPad mini thế hệ đầu tiên, với kích thước màn hình 7,9-inch, một động thái để chạy theo thị trường.
Cũng như smartphone màn hình lớn hay máy tính bảng màn hình nhỏ, Steve Jobs đã từng không ít lần mỉa mai cây viết stylus.
Vào năm 2007, tại sự kiện giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên, Jobs đã từng mỉa mai cây viết stylus được trang bị trên những chiếc điện thoại màn hình cảm ứng vào thời điểm bấy giờ: "Ai muốn một cây viết stylus? Bạn cầm nó lên rồi vứt nó đi nơi khác, sau đó thất lạc nó. Đừng sử dụng stylus và hãy chê bai khi nhìn thấy nó".
Tuy vậy, Apple sau đó đã trình làng chiếc máy tính bảng iPad Pro kèm theo phụ kiện Apple Pencil. Mặc dù Apple Pencil không phải là phụ kiện đi kèm sản phẩm mà người dùng phải bỏ tiền ra mua thêm nếu muốn sử dụng, điều này một lần nữa cho thấy Apple đã đi ngược lại những thứ mà Steve Jobs đã từng chê bai lúc sinh thời.
Apple Watch là sản phẩm đánh dấu phân khúc sản phẩm mới của Apple. Tuy nhiên, "quả táo" đã phải mất 5 năm để gia nhập phân khúc mới, thời gian quá dài cho một công ty nổi tiếng sáng tạo như Apple (Ảnh: MacWorld).
Năm 2015, Apple chính thức trình làng chiếc đồng hồ thông minh Apple Watch đầu tiên của hãng, trong khi các hãng công nghệ khác đã liên tiếp ra mắt smartwatch từ vài năm trước.
Vào thời điểm Apple Watch lần đầu ra mắt, nhiều người đã bất ngờ khi nhận ra chiếc đồng hồ này là sản phẩm thuộc phân khúc mới của Apple kể từ khi "quả táo" ra mắt iPad vào năm 2010. Nghĩa là Apple đã phải mất 5 năm để tạo ra một phân khúc sản phẩm mới cho riêng mình, một thời gian quá dài cho hãng công nghệ từng được xem là sáng tạo nhất thế giới.
Đến năm 2023, nghĩa là 8 năm sau, Apple mới lại tiếp tục cho ra mắt một sản phẩm thuộc phân khúc mới, đó là chiếc kính thực tế ảo hỗn hợp Vision Pro.
Vision Pro được ra mắt trong bối cảnh thị trường kính thông minh đã rất sôi động với nhiều sản phẩm đến từ các hãng công nghệ khác nhau. Bản thân Vision Pro cũng không thực sự thành công do thiết kế nặng và mức giá quá cao khiến người dùng khó có thể tiếp cận.
Còn tiếp…
Đăng thảo luận