Bệnh viện Da Liễu TP HCM tiếp nhận nhiều trẻ biến chứng chốc lở do được chữa trị bằng phương pháp dân gian như khoán nhang, tắm lá chè xanh, uống thuốc mát gan tiêu độc.
Ngày 18/9, Ths.BS Đặng Thị Hồng Phượng, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da Liễu TP HCM, cho biết mỗi ngày nơi đây tiếp nhận khoảng 8 trẻ bệnh chốc, trong đó nhiều bé bị kéo dài, vết trợt lây lan ra nhiều vùng cơ thể, ngứa ngáy, khó chịu do điều trị sai cách.
Mới đây, bé gái 5 tuổi, ngụ Đồng Nai, da vùng miệng và tay chân có nhiều vết trợt, rỉ dịch vàng, ngứa ngáy cào gãi. Một tuần trước, tay phải của bé nổi mụn nước, ngứa, vỡ rồi lan dần các vùng khác, người nhà mua thuốc cho uống, bôi không cải thiện. Cho rằng bé bị giời leo, người nhà đưa đi khoán nhang và bôi mủ trái sung, bệnh càng trầm trọng.
Vết trợt da trên tay bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Trường hợp khác, bé 4 tuổi xuất hiện các vết trợt khắp da đầu. Nhân viên nhà thuốc tư vấn uống tiêu độc, giải gan khiến các mụn nước vỡ ra, lan khác vùng khác, kèm sốt, đau đầu.
Theo bác sĩ Phượng, chốc là bệnh nhiễm trùng ngoài da do vi khuẩn và thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh biểu hiện với các mụn nước hay bóng nước trên da, đục dần, có mủ rồi vỡ tạo thành vết trợt, đóng vảy màu vàng mật ong đặc trưng, nhanh chóng lan rộng vùng da xung quanh. Vị trí thường gặp là ở mặt, xung quanh hốc mũi, miệng hoặc tay chân. Bệnh thường khỏi trong 7-10 ngày, không để lại sẹo nếu điều trị đúng cách.
"Bệnh chốc thường bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác, điều trị bằng các phương pháp dân gian như tắm nước lá, bôi thuốc có thể làm bệnh nặng hơn, dễ gây ra biến chứng", bác sĩ nói.
Phụ huynh cần theo dõi sát tình trạng thương tổn. Nếu không cải thiện hoặc có xu hướng nặng lên, cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được tư vấn, xử trí kịp thời. Điều trị sai có thể nhiễm trùng nặng nề và lan rộng, gây một số biến chứng như hội chứng bong vảy da do tụ cầu, viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận cấp hậu nhiễm liên cầu trùng...
Chốc rất dễ lây trực tiếp từ vùng da bệnh đến vùng da lành và lây sang người khác khi có tiếp xúc với chất dịch rỉ ra từ các vết trợt da. Bệnh thường lây truyền trong các trường học và cơ sở chăm sóc trẻ em do tình trạng đông đúc, dùng chung khăn lau, khăn trải giường, đồ chơi hoặc các vật dụng với người nhiễm bệnh.
Khi trẻ bị bệnh chốc, phụ huynh lưu ý thường xuyên rửa tay với nước và xà phòng hoặc dung dịch rửa tay nhanh có chứa cồn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc vùng da bệnh. Giữ vệ sinh cá nhân như giặt quần áo, khăn mặt và khăn tắm của người bệnh mỗi ngày và không dùng chung những vật dụng đó với bất cứ ai khác trong gia đình.
Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa và nơi vui chơi của trẻ, đặc biệt là những bề mặt thường xuyên phải tiếp xúc như tay vặn cửa, mặt bàn, bệ ngồi toilet. Cho trẻ nghỉ học vì chốc có thể lây nhiễm cho các trẻ khác.
Mặc quần áo vừa thoải mái, thoáng mát. Cắt móng tay thường xuyên để đảm bảo vi khuẩn không tụ dưới móng khi trẻ gãi, đồng thời hạn chế tổn thương da và gây vỡ bóng nước. Khi thấy trẻ có những nốt mẩn đỏ, mưng mủ trên da, đặc biệt hay xảy ra trên đầu, mặt, nên cho đi khám ngay để phòng lây lan và biến chứng.
Lê Phương
Đăng thảo luận
2024-12-15 18:54:49 · 来自182.90.154.38回复
2024-12-15 19:04:35 · 来自182.85.180.153回复
2024-12-15 19:14:33 · 来自171.15.175.110回复
2024-12-15 19:24:52 · 来自139.214.50.158回复
2024-12-15 19:34:38 · 来自171.8.79.212回复
2024-12-15 19:44:37 · 来自36.60.130.160回复
2024-12-15 19:54:36 · 来自139.203.209.221回复
2024-12-15 20:04:38 · 来自222.92.14.201回复
2024-12-15 20:14:40 · 来自36.59.15.95回复
2024-12-15 20:24:37 · 来自210.38.68.102回复
2024-12-15 20:34:32 · 来自106.83.98.121回复
2024-12-15 20:44:42 · 来自61.236.140.64回复
2024-12-15 20:54:31 · 来自121.76.238.181回复
2024-12-15 21:04:35 · 来自139.210.27.80回复
2024-12-15 21:14:38 · 来自210.41.187.75回复