Cây dại mọc trong rừng thành đặc sản, cho hàng chục triệu đồng mỗi năm
(Dân trí) - Từ loại cây có trái nhỏ xíu mọc hoang trong rừng, đồng bào Cơ tu ở vùng cao Quảng Nam đưa về trồng trên rẫy nhà. Loại cây dại giờ thành cây xóa đói giảm nghèo của bà con, là đặc sản nơi thành phố.
Thuần chủng giống ớt hoang
Giữa tháng 8, nắng vàng như mật, bà con đồng bào Cơ tu ở xã Mà Cooih, huyện Đông Giang, Quảng Nam bước vào vụ thu hoạch ớt trên rẫy nhà. Đồng bào Cơ tu gọi những trái ớt nhỏ xíu này là a riêu. A riêu trong tiếng Cơ tu có nghĩa là chim chào mào.
Người dân địa phương cho biết, trước đây, loại ớt này chủ yếu mọc hoang trong rừng,có vị cay nồng, mùi vị rất riêng. Sau này, người dân lấy hạt trồng thử trong vườn nhà, cây cho trái.
Đồng bào Cơ tu ở huyện Đông Giang thu hoạch ớt A Riêu (Ảnh: Công Bính).
Lúc đầu người dân địa phương chỉ để ăn trong nhà, dần dần sản lượng thu hoạch nhiều nên ớt a riêu được gom bán cho những người có nhu cầu. Cứ thế, diện tích trồng và sản lượng ớt ngày càng tăng. Người dân đã thuần chủng loại ớt này, đưa loại cây hoang dại của núi rừng trở thành hàng hóa.
Tháng 3 hàng năm, gia đình ông Ating Ben (44 tuổi, thôn Cutchơrun, xã Mà Cooih) phát rẫy trồng hạt, sau 3-4 tháng chăm sóc là có thể thu hoạch. Năm nay, gia đình ông trồng được hơn 300 cây ớt a riêu. Vụ thu hoạch, 2 tuần ông hái một đợt quả, sau 5-6 tháng khai thác thì trồng lại cây mới.
Ớt thu hoạch bán cho Hợp tác xã nông lâm nghiệp Mà Cooih, có giá 200.000-250.000 đồng/kg tùy thời điểm. Mỗi đợt thu hoạch, gia đình ông Ben kiếm được 13-15 triệu đồng. Trái vụ có lúc giá ớt lên đến 400.000 đồng/kg, gia đình ông có thu nhập cao hơn.
Hiện nay ở xã Mà Cooih, huyện Đông Giang có hàng chục hộ dân trồng ớt a riêu, có gia đình trồng hàng nghìn cây trên diện tích lớn, kiếm thu nhập khá, như vợ chồng chị Arất Thị Ý (37 tuổi) trồng hơn 3.000 cây.
Cây xóa đói giảm nghèo
Ớt a riêu sau khi thu hoạch, người dân bán cho hợp tác xã hay tự chế biến bán ra thị trường. Ớt hái về lựa những trái chín và trái xanh để riêng, sau đó rửa sạch, để ráo nước và cho vào hũ nhựa trộn với muối trắng, tỉ lệ 85% ớt và 15% muối.
Các sản phẩm từ ớt a riêu như: ớt ngâm muối, ớt ngâm măng chua, ớt bột tẩm gia vị... có giá bán 50.000-200.000 đồng/hủ tùy loại.
Những trái ớt a riêu nhỏ xíu có vị cay nồng rất đặc trưng (Ảnh: Bình An).
Thời điểm này giá bán ớt a riêu tươi 250.000-300.000 đồng/kg. Nhiều hộ dân ở Mà Cooih có thu nhập hàng chục triệu, đến hơn 100 triệu đồng mỗi năm từ cây ớt a riêu.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông A lăng Diên - Giám đốc Hợp tác xã nông lâm nghiệp Mà Cooih - cho biết, từ đầu năm đến nay, Hợp tác xã đã hỗ trợ 12 hộ dân với hơn 10.000 cây ớt giống, đồng thời hướng dẫn bà con gieo trồng hiệu quả.
Sau khi thu hoạch, bà con có thể bán lại sản phẩm cho Hợp tác xã hoặc tư thương nếu giá cao hơn. Hiện nay Hợp tác xã thu mua với giá dao động trên dưới 200.000 đồng/kg ớt tươi.
Ông Arất Bói - Chủ tịch UBND xã Mà Cooih - cho biết, hiện xã có 150 hộ tham gia trồng ớt a riêu với diện tích trên 20ha, mỗi hộ có thể thu nhập 20-50 triệu một năm tùy theo diện tích trồng cũng như năng suất.
Cũng theo ông Arất Bói, từ một cây mọc hoang trong rừng, hiện cây ớt a riêu trở thành cây đặc sản, giúp nhiều hộ dân cải thiện sinh kế, vươn lên thoát nghèo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương.
Để hỗ trợ người dân trồng ớt a riêu, cải thiện sinh kế, xã hỗ trợ hàng chục ngàn cây giống trị giá hàng trăm triệu đồng. Bên cạnh đó, xã cũng hỗ trợ người dân về kỹ thuật, các dự án liên kết trồng ớt và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.
"Trong thời gian tới, xã khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng ớt để có thêm thu nhập, đồng thời gìn giữ thương hiệu ớt a riêu của địa phương", ông Arất Bói nói.
Trong 2 ngày 15-16/8, huyện miền núi Đông Giang, Quảng Nam tổ chức lễ hội ớt a riêu lần thứ I/2024.
Lễ hội ớt có sự tham gia của 11 xã, thị trấn nhằm giới thiệu, quảng bá du lịch và sản phẩm nông sản địa phương, đặc biệt là sản phẩm ớt đặc sản, qua đó kết nối cung cầu, kết nối tour, tuyến du lịch đến huyện Đông Giang.
Tại lễ hội ớt a riêu, đồng bào Cơ tu tái hiện nghi thức rước vật thiêng là cây ớt này (Ảnh: Công Bính).
Nhiều hoạt động văn hóa, du lịch được tổ chức tại lễ hội như: thi thuyết trình quảng bá giới thiệu ẩm thực truyền thống địa phương và sản phẩm ớt a riêu, tái hiện nghi thức rước vật thiêng ớt a riêu...
Ngoài ra, người dân và du khách còn được tham dự nhiều hoạt động nghệ thuật độc đáo, đậm bản sắc văn hóa bản địa của đồng bào địa phương tỉnh Quảng Nam, với nhiều hoạt động thể thao giải trí như: bắn ná, bơi lội, hội thi ăn ớt a riêu cùng mì Quảng...
Ông Đinh Văn Bảo - Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang - cho biết, giống ớt này được công nhận là nông sản hữu cơ hoàn toàn tự nhiên và gắn nhãn OCOP 4 sao cấp tỉnh, góp phần nâng cao sinh kế và phát triển bền vững cho đồng bào dân tộc miền núi theo hướng sản xuất hàng hóa và bảo tồn đa dạng sinh học.
Đăng thảo luận
2024-10-16 21:04:11 · 来自222.57.118.155回复
2024-10-16 21:14:16 · 来自106.95.185.251回复
2024-10-16 21:24:14 · 来自182.92.77.98回复
2024-10-16 21:34:25 · 来自222.33.146.215回复
2024-10-16 21:44:15 · 来自171.10.160.202回复
2024-10-16 21:54:27 · 来自123.235.138.167回复
2024-10-16 22:04:12 · 来自171.14.132.98回复
2024-10-16 22:14:16 · 来自61.236.36.194回复
2024-10-16 22:24:16 · 来自123.234.39.106回复
2024-10-16 22:34:12 · 来自106.91.109.112回复
2024-10-16 22:44:15 · 来自36.58.6.254回复
2024-10-16 22:54:16 · 来自121.77.211.56回复
2024-12-16 07:44:41 · 来自123.235.245.12回复
2024-12-16 07:54:34 · 来自182.92.51.34回复