Theo một khảo sát, có đến 90% phụ nữ trẻ cho biết họ sử dụng bộ lọc hoặc chỉnh sửa ảnh trước khi đăng tải lên mạng xã hội vì tự ti ngoại hình; có bạn trẻ nghiện mạng xã hội đã dùng tới khi ngất đi, nhưng tỉnh dậy dùng tiếp!
Hội thảo 'Mạng xã hội và sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên Việt Nam' diễn ra sáng 4-10, tại Trường đại học Y Hà Nội - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Tại hội thảo "Mạng xã hội và sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên Việt Nam" tổ chức ở Trường đại học Y Hà Nội sáng 4-10, bên cạnh những lợi ích, nhiều mặt trái của mạng xã hội gây tác động tiêu cực đến đời sống tâm thần của thanh thiếu niên đã được chỉ rõ.
Người hay sửa ảnh bản thân trên mạng có ý thức cao hơn với diện mạo cá nhân
Trình bày tham luận tại hội thảo, bà Nguyễn Phương Liên, giảng viên Trường đại học Hà Nội, cho biết hiện mạng xã hội đang cho người trẻ không gian tự do định hình và xây dựng bản sắc cá nhân, tuy nhiên việc xây dựng hình ảnh cá nhân này thường dựa trên những định kiến.
Thứ nhất, mạng xã hội chú trọng tính trực quan của hình ảnh, vô hình trung đã hướng người dùng tập trung vào hình thức, thay vì nội dung.
Thứ hai, mạng xã hội giúp người dùng kết nối những người "đồng trang lứa" dễ dàng hơn, tăng cường sự so sánh đối chiếu với những người xung quanh.
Từ đó vô hình trung gây áp lực, tạo ra chuẩn mực xã hội khi người dùng so sánh lẫn nhau, tạo sự lo âu, bất an, tích tụ dẫn tới trầm cảm, tự ti.
Bà Nguyễn Phương Liên, giảng viên Trường đại học Hà Nội, trình bày tham luận tại hội nghị - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Theo bà Phương Liên, trong nghiên cứu năm 2021 của City University London, có tới 90% phụ nữ trẻ cho biết họ sử dụng bộ lọc hoặc chỉnh sửa ảnh trước khi đăng để làm đều màu da, định hình lại hàm hoặc mũi, giảm cân, làm sáng da hoặc làm trắng răng.
Việc chỉnh sửa hình ảnh cá nhân liên quan đến sự bất mãn về cơ thể, sự so sánh bản thân với xã hội, dẫn đến hệ quả trực tiếp là gia tăng rối loạn ăn uống.
Bà Phương Liên cho biết thêm, khi nghiên cứu trên 286 phụ nữ trẻ Việt Nam từ 18 - 35 tuổi cũng cho thấy những người thường xuyên sửa hình ảnh bản thân trên mạng xã hội có ý thức cao hơn trong việc diện mạo cá nhân.
"Để thay đổi những khiếm khuyết, họ có thể thay đổi bằng cách tập luyện thể chất, ăn kiêng, hoặc phẫu thuật thẩm mỹ. Điều này chứng tỏ rằng mạng xã hội không chỉ là thế giới ảo, mà nó có thể là tiền đề của những thay đổi trong thế giới thực.
Khi người trẻ sử dụng mạng xã hội ngoài mục đích tiếp cận thông tin nên có ý thức nuôi dưỡng sự tự tôn bản thân, thận trọng khi so sánh mình với người khác để không bị ảnh hưởng bởi những chuẩn mực ảo", bà Phương Liên nói.
Thống kê tháng 1-2024 với người dùng 16 - 64 tuổi tại Việt Nam, thời gian sử dụng Internet hằng ngày trên tất cả các thiết bị là 6 giờ 18 phút/ngày/người, tính riêng thời gian sử dụng Internet trên điện thoại di động 3 giờ 30 phút/ngày/người - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Cần chiến lược tổng thể giảm thiểu mặt trái của mạng xã hội
Tiến sĩ tâm lý học Phạm Văn Tư, phó trưởng khoa công tác xã hội Trường đại học Sư phạm Hà Nội, cho biết trong quá trình làm công tác trị liệu, ông đã gặp rất nhiều trường hợp bạn trẻ lạm dụng mạng xã hội.
Trong đó, có trường hợp nghiện mạng xã hội với cường độ sử dụng tăng dần, thậm chí có em một ngày dùng mạng xã hội 20 tiếng và chỉ kịp ngậm bánh mì, có em ngất tại chỗ, khi tỉnh dậy lại tiếp tục sử dụng mạng xã hội.
Ông Tư cho rằng, việc khảo sát vấn đề tâm lý dựa vào những sàng lọc cộng đồng tại trường học để sớm phát hiện những vấn đề về sức khỏe tâm thần của học sinh là một trong những giải pháp thiết thực, từ đó thiết kế các chương trình phòng ngừa phù hợp với các nhà trường.
Thanh niên nhận 1.800 USD sau khi cai nghiện mạng xã hội thành côngĐỌC NGAY
Đối với những trường hợp có chỉ số vượt quá sự can thiệp của nhân viên tư vấn, giáo viên nhà trường, thì có thể giới thiệu tới các chuyên gia tâm lý để hỗ trợ.
"Đang có một rào cản tâm lý lớn tại các trường học là "bệnh thành tích". Nếu rà soát ra kết quả trường có đến 20% học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần thì lo phụ huynh không dám cho con vào học, lo sợ và nói trường tôi không có học sinh nào có vấn đề cả", ông Tư nói và cho biết thực tế hầu như tuần nào ông cũng gặp những trường hợp những bạn trẻ tự làm tổn thương bản thân, có dấu hiệu tự tử, lạm dụng thuốc lá điện tử... đến nhờ tư vấn.
"Nhiều người nói con lên mạng nhiều do ảnh hưởng từ bạn bè, bạn bè xấu, nhưng tôi cũng đặt câu hỏi ngược lại 'hay con mình làm hỏng bạn bè?'.
Có một thực tế các bậc cha mẹ người Việt hầu như không ai được học làm cha mẹ, thực tế "nghề" làm cha mẹ rất khó. Với thời đại công nghệ 4.0, nhiều bậc cha mẹ công nghệ chắc chắn kém hơn con trẻ, khó hướng dẫn được con cái sử dụng mạng xã hội", ông Tư nhận định.
Theo ông Tư, các nhà chuyên môn ở nhiều lĩnh vực cần phải ngồi lại, cùng tìm ra những giải pháp để ra chiến lược mang tính tổng thể nhằm giảm thiểu những mặt trái của mạng xã hội tới đời sống tâm thần thanh thiếu niên.
Biểu hiện của nghiện mạng xã hội là gì?
Theo Didier Touzer, bác sĩ tâm thần, chuyên gia về nghiện, Bệnh viện Paul Guiraud, Pháp, các tiêu chuẩn phù hợp với chứng nghiện mạng xã hội bao gồm:
- Không quan tâm đến các hoạt động khác ngoài màn hình.
- Lo lắng (thường xuyên bị hút vào màn hình, ngay cả khi không sử dụng).
- Nói dối về việc sử dụng màn hình hoặc che giấu nó.
- Mạo hiểm/mất các mối quan hệ hoặc cơ hội lớn sử dụng màn hình.
Với những tiêu chuẩn này, chứng nghiện màn hình không phổ biến như người ta thường nói (1,7% số người tham gia) nhưng một bộ phận lớn dân số (gần 45%) sẽ đối mặt với những vấn đề liên quan đến màn hình.
Đăng thảo luận
2024-12-04 22:04:30 · 来自123.233.78.220回复
2024-12-04 22:14:36 · 来自139.196.118.221回复
2024-12-04 22:24:31 · 来自139.210.103.81回复
2024-12-04 22:34:49 · 来自182.88.246.14回复
2024-12-04 22:44:31 · 来自123.235.180.143回复
2024-12-04 22:54:46 · 来自123.232.23.9回复
2024-12-04 23:04:30 · 来自106.84.76.14回复