Trao đổi với PV Báo Dân Việt tại hiện trường sự cố thấm dò mang cống Cái, tại Km0 + 500, thuộc địa phận thôn Bạch Đầu, xã Quang Lộc (huyện Hậu Lộc), ông Đăng Văn Hiệp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa cho biết: Ngay sau khi có sự cố thấm dò mang cống Cái, tại Km0 + 500, thuộc địa phận thôn Bạch Đầu, xã Quang Lộc, huyện Hậu Lộc, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện Hậu Lộc, xã Quang Lộc khẩn trương huy động các lực lượng, phương tiện cùng người dân thực hiện phương án hộ đê.
Hơn 200 cán bộ chiến sỹ cùng người dân vá đê bối ở xã Quang Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Theo thông tin từ Hạt Quản lý đê điều Hậu Lộc, sự cố thấm dò mái đê gần cống Cái trên đê bối xã Quang Lộc xuất hiện vào khoảng 18h ngày 23/9. Sau đó xã Quang Lộc đã tổ chức lực lượng, phối hợp cùng Hạt Quản lý đê điều Hậu Lộc thực hiện gia cố tạm thời các vết thấm dò. Tuy nhiên, sự cố vẫn diễn biến phức tạp, đến sáng 24/9, các vết dò xuất hiện lớn hơn, đe dọa trực tiếp an toàn đê.
Hiện, sự cố thấm dò đê bối ở mang cống Cái, xã Quang Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cơ bản đã được gia cố.
Trong khi đó, đoạn đê bối này bảo vệ an toàn cho hơn 20ha lúa, cây hoa màu, ao nuôi trồng và 7 hộ dân ở thôn Bạch Đầu, xã Quang Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Khu vực xảy ra sự cố lại cách xa khu dân cư, đường vận chuyển vật tư rất khó khăn.
Ngay sau khi sự cố thấm dò mang cống Cái, tại Km0 + 500, thuộc địa phận thôn Bạch Đầu, xã Quang Lộc (huyện Hậu Lộc), ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã đến hiện trường cùng các lực lượng và người dân tham gia hộ đê và thăm hỏi, động viên các lực lượng hộ đê.
Ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra tại hiện trường.
Tại đây ông Lê Đức Giang đã đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa phân công cán bộ ở lại hiện trường, tiếp tục hỗ trợ huyện Hậu Lộc và chính quyền địa phương tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố theo hướng nhanh chóng, khoa học, an toàn và hiệu quả.
Huyện Hậu Lộc tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, sẵn sàng huy động các lực lượng ở các xã lân cận, tập trung khắc phục sự cố, đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng và tài sản của nhân dân. Đồng thời đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm, y tế và các điều kiện thiết yếu khác cho các lực lượng, người dân tham gia công tác khắc phục sự cố.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Lê Đức Giang cũng đề nghị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh này sẵn sàng huy động lực lượng, tham gia ứng cứu khi sự cố diễn biến phức tạp hơn.
Ngoài ra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang cũng đề nghị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh này sẵn sàng huy động lực lượng, tham gia ứng cứu khi sự cố diễn biến phức tạp hơn. Sau khi khắc phục được sự cố, huyện Hậu Lộc cần tiếp tục chỉ đạo xã Quang Lộc và lực lượng chức năng thực hiện nghiêm túc công tác tuần tra canh gác đê, chủ động xử lý khi có tình huống xấu xảy ra.
Các chiến sỹ bộ đội, công an, dân quân tự về và người dân tham gia bảo vệ đê bối ở xã Quang Lộc.
Một người dân tham gia hộ đê bối.
Nước dò sang bên trong đê bối.
Các lực lượng chức năng cùng người dân tham gia ứng cứu đê bối.
Đất được lấy tại chỗ để gia cố chân đê bối.
Để bảo đảm an toàn cho đê bối, các lực lượng tiếp tiếp tục gia cố chân đê.
Chân đê được lót bạt và gia cố đất để đảm bảo áp suất trong và ngoài đê bối.
Các lực lượng chức năng cùng người dân tham gia ứng cứu đê bối ở xã Quang Lộc , huyện Hậu Lộc xuyên trưa.
Để đảm bảo an toàn cho đoạn đê bối bị sự cố, các lực lượng thay nhau trực 24/24.
Phút nghỉ ngơi của một cán bộ dân quân tự vệ tại đê.
Chiến sỹ Hà Văn Bắc lót dạ bằng hộp sữa và bánh mỳ trong lúc nghỉ buổi trưa, để tiếp tục trực đê.
Tham khảo thêm
Đăng thảo luận