Gỡ bỏ 36 tin bài trên Facebook, chặn nhiều tài khoản TikTok đăng tải thông tin sai sự thật về bão lũ, chuyển nhiều trường hợp sang cơ quan chức năng để điều tra, xử lý…

Xử lý nhiều tài khoản mạng xã hội đăng tải tin giả về bão lũ  第1张

Trang giả mạo lừa đảo kêu gọi tiền cứu trợ cho gia đình nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu

Đó là những thông tin được lãnh đạo Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử chia sẻ tại họp báo thường kỳ tháng 9 của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 13-9.

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - phó cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông - cho biết, trong thời gian qua, bộ đã phối hợp với các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook và TikTok để ngăn chặn và gỡ bỏ các thông tin sai lệch về tình hình bão lũ.

Cụ thể, Facebook đã gỡ bỏ 36 tin bài chứa thông tin sai sự thật liên quan đến bão lũ, TikTok đã chặn 51 tài khoản đăng tải thông tin xuyên tạc về tình hình phòng chống thiên tai.

TIN LIÊN QUAN
  • Xử lý nhiều tài khoản mạng xã hội đăng tải tin giả về bão lũ  第2张

    Thực hư thông tin biệt phủ của một giám đốc sở ở Huế như ‘Đại Nội thu nhỏ’

  • Xử lý nhiều tài khoản mạng xã hội đăng tải tin giả về bão lũ  第3张

    Không chuyển tiền ủng hộ vào những tài khoản giả mạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

  • Xử lý nhiều tài khoản mạng xã hội đăng tải tin giả về bão lũ  第4张

    Sau sao kê của Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Xiếc Việt Nam và diễn viên Phương Oanh lên tiếng

Hệ thống website tingia.gov.vn của Trung tâm xử lý tin giả đã tiếp nhận 45 trường hợp tin giả và chuyển sang cho các cơ quan chức năng để điều tra và xử lý.

Trước thực trạng tin giả về bão lũ phát tán trên các nền tảng mạng xã hội hiện nay, bà Huyền khuyến cáo: 

"Người dân cần cảnh giác, tìm hiểu thông tin qua báo chí chính thống hoặc qua chính quyền địa phương. 

Nếu không, chúng ta có thể vô tình trở thành người phát tán tin giả, vi phạm pháp luật mà không hay biết".

Trong và sau khi xảy ra cơn bão số 3 và lũ lụt tại các tỉnh phía Bắc, hàng loạt tin giả về vỡ đê, vỡ đập và cắt điện tại Hà Nội, Phú Thọ, Hưng Yên… xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội.

Quảng Ninh đã nhanh chóng xử lý tin giả về việc vớt được 16 thi thể tại Cẩm Phả, gây hoang mang lớn cho người dân. 

Hải Dương đã xử lý 21 trường hợp tung tin giả về tình hình mưa lũ. Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng xử lý nhiều trường hợp tung tin đồn thất thiệt về vỡ đê. 

Phú Thọ cũng đã xử lý các đối tượng tung tin sai sự thật về vỡ đê Yên Lập và lũ lụt tại Hạ Hòa.

Bên cạnh đó còn có tình trạng một số tài khoản YouTube, Facebook, TikTok đưa các hình ảnh dàn dựng, tin giả về bão lũ. Một số đối tượng đã lập các trang giả các cơ quan, tổ chức để lừa đảo kêu gọi đóng góp tiền cứu trợ…

Trong tuần qua, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng tiến hành chỉ đạo các sở thông tin và truyền thông phối hợp với lực lượng công an địa phương tiến hành truy tìm, xử lý ngay các đối tượng lan truyền tin giả, tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận.