Để vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội hiệu quả, cán bộ tuyên truyền phải có khả năng truyền đạt bằng tiếng dân tộc, hiểu được phong tục, tập quán của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là chính sách ưu việt và đầy tính nhân văn cho lao động tự do được tham gia và hưởng chế độ lương hưu khi hết tuổi lao động.

Tại 2 huyện miền núi Nam Đông và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, đời sống của người dân, đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn nên khó có cơ hội tiếp cận bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế hộ gia đình. 

Đưa chính sách an sinh này đến với người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, ngành bảo hiểm xã hội 2 huyện miền núi Nam Đông và A Lưới đã đẩy mạnh truyền thông, giúp người dân tiếp cận với các chính sách của Nhà nước.

Đưa chính sách bảo hiểm đến với đồng bào vùng cao Thừa Thiên Huế  第1张 Truyền thông chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Để công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội hiệu quả, cơ quan Bảo hiểm xã hội 2 huyện Nam Đông và A Lưới  lựa chọn những cán bộ tuyên truyền có khả năng truyền đạt bằng tiếng dân tộc, hiểu được phong tục, tập quán của các dân tộc trên địa bàn để tham gia tuyên truyền, vận động.

Thông qua trưởng thôn, trưởng bản, người có uy tín trong dòng họ giải thích cho người dân, con, cháu hiểu rõ lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Theo Bảo hiểm xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, xác định công tác truyền thông có vai trò quan trọng, thời gian qua, truyền thông chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của ngành luôn được ưu tiên tập trung các nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành liên quan.

Tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể; cơ quan thông tấn báo chí từ Trung ương đến địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp để đẩy mạnh công tác truyền thông trên địa bàn, đặc biệt là truyền thông bằng tiếng dân tộc cho người dân tộc thiểu số tại 2 huyện miền núi Nam Đông và A Lưới.

Nội dung, hình thức truyền thông được đổi mới theo hướng đúng trọng tâm, trọng điểm, đa dạng, linh hoạt, phù hợp với từng nhóm người, vùng miền; được tiến hành thường xuyên, liên tục, tạo sự đồng thuận và lan tỏa truyền cảm hứng, như: đối thoại, tư vấn trực tiếp, mạng xã hội, hệ thống tổng đài hỗ trợ của Bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện…

Ngoài ra, các hội nghị được tổ chức tại những địa điểm, thời gian linh hoạt, phù hợp với từng bản địa dân cư và được tuyên truyền bằng tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số. Giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đó là chủ động đẩy mạnh truyền thông về gương người tốt, việc tốt, cách làm hay, sáng tạo, nhân rộng các điển hình tiên tiến.