Việc quảng cáo không đúng sự thật diễn ra khá phổ biến. Đọc quảng cáo rất hay, nói rất hay nhưng đến khi mua về không ra đâu vào đâu, sử dụng sản phẩm sẽ lợi bất cập hại, vừa tốn tiền mà không có tác dụng.
Ngày 24/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Quảng cáo để chuẩn bị trình lần đầu ra Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 tới.
Người có ảnh hưởng khi quảng cáo phải là người đã dùng sản phẩm
Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng cho biết, dự luật lần này bổ sung quy định về nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là “người có ảnh hưởng”.
Cụ thể, dự luật quy định người có ảnh hưởng khi quảng cáo sản phẩm phải tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quy định có liên quan về tính năng, chất lượng hàng hóa dịch vụ khi thực hiện quảng cáo. Họ cũng phải tuân thủ nghĩa vụ về thuế khi phát sinh doanh thu từ dịch vụ quảng cáo theo quy định của pháp luật về thuế.
Người có ảnh hưởng khi chuyển tải sản phẩm quảng cáo cũng phải thông báo trước cho người tiêu dùng về việc mình đang thực hiện hoạt động quảng cáo.
Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng. Ảnh: QHĐáng chúy ý là dự thảo luật quy định, người có ảnh hưởng khi đăng tải ý kiến, cảm nhận về kết quả sử dụng mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung trên mạng xã hội phải là người đã trực tiếp sử dụng sản phẩm.
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết ủy ban tán thành việc bổ sung quy định này.
Bên cạnh đó, cơ quan thẩm tra bày tỏ băn khoăn khi dự luật chưa quy định cụ thể cơ chế xác nhận đối với người chuyển tải là người có ảnh hưởng “đã trực tiếp sử dụng sản phẩm” khi đăng tải ý kiến, cảm nhận về kết quả sử dụng mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung trên mạng xã hội cũng như chế tài xử lý.
Tác dụng thì ít nhưng quảng cáo thì coi như bách bệnh
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị rà soát rất kỹ, phải có giải pháp hiệu quả để kiểm soát và xử lý vi phạm liên quan đến nội dung quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ông Tùng cho hay: "Theo phản ánh của dư luận, báo chí và chúng tôi theo dõi, quan sát thấy rằng chúng ta quy định rất đầy đủ nhưng việc quảng cáo không đúng sự thật, quảng cáo quá lên, ở trên các phương tiện thông tin đại chúng diễn ra khá phổ biến.
Như vậy, trong một số trường hợp, người tiêu dùng tin vào những quảng cáo, mua và sử dụng sẽ lợi bất cập hại, vừa tốn tiền mà không có tác dụng. Nhiều người bực mình vì đọc quảng cáo rất hay, nhưng đến khi mua về không ra đâu vào đâu”, ông Tùng lưu ý.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: QHTừ đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đặt vấn đề xử lý việc này như thế nào, kiểm soát việc này như thế nào để kịp thời phát hiện. Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước phải rành mạch và có giải pháp để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm.
Đồng tình, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phản ánh tình trạng quảng cáo hiện nay “thổi phồng” mọi thứ, tác dụng thì ít nhưng quảng cáo thì coi như chữa bách bệnh.
Vì vậy, ông đề nghị dự luật cần quy định làm rõ xem trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm vì các quảng cáo chủ yếu dựa trên cơ sở thông tin do doanh nghiệp cung cấp.
Ca sĩ, nghệ sĩ quảng cáo sản phẩm chưa đảm bảo chất lượng gây bức xúc
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải chỉ rõ thực tế hiện nay người dùng mạng xã hội, đặc biệt là các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng, người có ảnh hưởng của mạng xã hội giới thiệu, quảng cáo cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chưa đảm bảo chất lượng gây băn khoăn và thậm chí bức xúc cho cộng đồng người tiêu dùng.
“Do vậy, tôi thấy quy định này cần thiết phải đảm bảo tính yêu cầu, tính trung thực của quảng cáo, qua đó bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng”, bà Hải nhấn mạnh.
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải. Ảnh: QHTuy nhiên, Trưởng Ban Công tác đại biểu lưu ý, cơ chế nào để kiểm soát, kiểm định việc này cũng rất khó. Vì vậy dự luật quy định như thế nào để tránh việc trục lợi từ các kẽ hở của các quy định pháp luật để ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
“Tôi lấy ví dụ không phải chỉ có quảng cáo về sản phẩm bảo vệ sức khỏe hay mỹ phẩm, bây giờ đi du lịch ở một thành phố như Đà Nẵng, ta sẽ lên mạng xem có rất nhiều review, đánh giá về các nhà hàng. Người nổi tiếng ăn ở những nhà hàng đó, giới thiệu cho các quán ăn cũng là một hình thức quảng cáo”, Trưởng Ban Công tác đại biểu dẫn thực tế.
Việc này chưa được quy định ở trong dự luật và thực tế có những người lập ra hẳn kênh có ý kiến giới thiệu về các nhà hàng, về các sản phẩm ăn uống ở rất nhiều nơi, qua đó doanh số của các nhà hàng này tăng lên.
“Tuy nhiên, có thể cảm nhận của người đó thấy ngon, nhưng có thể về đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm cũng chưa chắc đã được đầy đủ. Việc này quy định như thế nào cho đảm bảo chứ không phải chỉ có tiếp cận ở góc độ sử dụng sản phẩm”, bà Hải gợi mở.
Đối với quảng cáo trên mạng, dự thảo luật đề xuất nâng thời gian chờ quảng cáo từ 1,5 giây như hiện hành lên 6 giây, đồng thời quy định không được quá 2 lần quảng cáo liên tiếp.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng việc điều chỉnh từ 1,5 giây lên 6 giây (gấp 4 lần) cần đánh giá tác động, lý giải kỹ lưỡng để đảm bảo khách quan, thuyết phục hơn.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho biết hiện nay, thời gian chờ tắt quảng cáo trên các dịch vụ xuyên biên giới phổ biến như Youtube đều hiển thị là 6 giây.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cũng giải thích thời gian chờ 6 giây là thông lệ quốc tế. Nếu chúng ta không làm thì thành ra bảo hộ ngược. Các nhà làm quảng cáo sẽ chạy ra nước ngoài để đặt quảng cáo trên các dịch vụ cho phép thời gian hiển thị lâu hơn.
Làm sao hậu kiểm được quảng cáo thuốc 'lố hơn tác dụng thật'
Nêu thực tế vẫn có những quảng cáo thuốc nói quá sự thật, “lố hơn tác dụng thật”, Đại biểu Quốc hội lo ngại khi chuyển từ chế độ tiền kiểm sang hậu kiểm thì sẽ khó kiểm soát.Chủ tịch Quốc hội: Không để người dân 'tiền mất tật mang' do quảng cáo thuốc
Vấn đề quảng cáo thuốc, theo Chủ tịch Quốc hội phải có kiểm soát chặt chẽ, không để nội dung, hình thức quảng cáo làm sai lệch về bản chất của thuốc, không để người dân “tiền mất tật mang”.
Đăng thảo luận
2024-10-23 10:15:16 · 来自139.197.249.183回复
2024-10-23 10:24:56 · 来自61.234.206.87回复
2024-10-23 10:34:59 · 来自36.61.56.207回复
2024-10-23 10:54:59 · 来自210.25.46.158回复
2024-10-23 11:05:01 · 来自36.56.237.23回复
2024-10-23 11:14:48 · 来自222.95.218.82回复
2024-10-23 11:24:20 · 来自36.62.101.63回复
2024-10-23 11:54:41 · 来自222.31.182.149回复
2024-10-23 12:04:27 · 来自182.81.232.221回复
2024-10-23 12:14:46 · 来自36.63.251.67回复
2024-10-23 12:24:25 · 来自106.82.17.16回复
2024-10-23 12:34:16 · 来自123.232.3.98回复
2024-10-23 12:44:36 · 来自182.89.68.151回复
2024-10-23 12:55:01 · 来自121.77.51.167回复
2024-10-23 13:14:47 · 来自121.77.178.95回复