TPO - Bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá xanh ở chùa Phổ Quang (xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, Phú Thọ) được đánh giá là cổ vật đặc biệt quý hiếm mà cổ nhân để lại cho hậu thế, đã bị vỡ hỏng một số chi tiết và có dấu hiệu biến dạng sau vụ hỏa hoạn ngày 23/10.

Thông tin vụ cháy chùa Phổ Quang được giới chuyên môn và các cơ quan quản lý đặc biệt quan tâm bởi đây là nơi lưu giữ cổ vật Bàn thờ Phật bằng đá xanh hơn 700 năm tuổi mang nhiều giá trị lịch sử, mỹ thuật và triết lý sâu sắc. Ngay sau khi ngọn lửa được dập tắt trưa ngày 23/10, các cơ quan chuyên môn đã tiến hành xem xét hư hại của Bảo vật Quốc gia này.

 Bảo vật quốc gia ở chùa Phổ Quang hư hại như thế nào sau vụ cháy lớn 第1张

Bàn thờ Phật bằng đá trước vụ hỏa hoạn ngày 23/10.

Theo ghi nhận ban đầu, cổ vật Bàn thờ Phật bằng đá bị vỡ hỏng hai chi tiết cánh sen ở phía trên cùng bên phải. Nhiều vị trí về mặt của cổ vật xám đen nhưng cần xem xét kỹ lưỡng hơn để biết được chính xác lửa đã gây ra những biến đổi gì.

Đáng chú ý nhất là Bàn thờ Phật này được các cổ nhân chế tác, lắp ghép từ 71 phiến đá xanh. Sau khi bị "nung nóng" suốt 2 giờ hỏa hoạn, giới chuyên môn lo lắng kết cấu, hình dạng của cổ vật có thể bị ảnh hưởng nên cần có những đánh giá chuyên sâu hơn.

Với tính chất quan trọng của Bảo vật Quốc gia này, ngay trong chiều 23/10, Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đã phát văn bản chỉ đạo Sở VHTT&DL Phú Thọ phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương có biện pháp khẩn cấp bảo vệ cổ vật. Tại chùa Phổ Quang, sau khi ngọn lửa được dập tắt, nhiều cán bộ chuyên môn cùng lực lượng công an đã căng bạt quây kín gian chính điện - nơi đặt Bàn thờ Phật bằng đá. Đồng thời, hiện trường được phong tỏa, nhiều cán bộ công an được phân công trực bảo vệ.

 Bảo vật quốc gia ở chùa Phổ Quang hư hại như thế nào sau vụ cháy lớn 第2张

Chi tiết cánh sen của cổ vật Bàn thờ Phật bằng đá bị gãy vỡ sau hỏa hoạn.

Theo nghiên cứu trước đây của cán bộ chuyên môn thuộc Bảo tàng Hùng Vương (Phú Thọ), Bàn thờ Phật bằng đá, hay còn được gọi là Bàn thờ Phật hoa sen, được các cổ nhân chế tác vào năm 1387, thuộc triều đại vua Trần Phế Đế. Các nghệ nhân xưa đã khéo léo ghép 71 phiến đá xanh để tạo nên một bàn thờ bề thế, vững chãi hình chữ nhật cao và rộng hơn 1 m, dài 3,3 m.

Về tổng thể, Bàn thờ Phật hoa sen được chia thành 5 tầng. Ở mỗi tầng, các nghệ nhân xưa chạm khắc hoa văn, họa tiết mang những ý nghĩa khác nhau. Nổi bật trên tầng trên cùng, các phiến đá được tạc hình đóa sen đang nở tạo thành bệ đỡ tượng Phật bề thế. Chi tiết này phù hợp với văn hóa quen thuộc trong đạo Phật luôn gắn liền hiện thân Đức Phật xuất hiện trên đài sen nguy nga.

Ở tầng giữa, bề mặt đá được chạm khắc hai con rồng, ở giữa là họa tiết vừa giống lá đề, vừa giống tia mặt trời. Đáng chú ý, hai con rồng ở tầng giữa này được chạm khắc đúng hình tượng rồng Việt giống như con hình tượng con rồng thường thấy trên các lộc bình Việt cổ. Tổng thể tạo hình tầng giữa mang hàm ý "lưỡng long chầu nhật" - một ý niệm phổ biến của các bậc tiền nhân về sức mạnh và quy phong của dân tộc.

 Bảo vật quốc gia ở chùa Phổ Quang hư hại như thế nào sau vụ cháy lớn 第3张

Bàn thờ Phật bằng đá sau hỏa hoạn.

Các nghiên cứu chuyên môn trước đây đã xác định trên Bàn thờ Phật hoa sen đánh dấu lần đầu tiên xuất hiện hình tượng “sư tử hí cầu” và “cá hóa rồng”. Cho đến nay, đây vẫn là hiện vật duy nhất ở niên đại này có hình tượng mỹ thuật cổ kể trên.

Là một cổ vật được chế tác tại vùng đất xung quanh núi Nghĩa Lĩnh - nơi phát tích cội nguồn của dân tộc, Bàn thờ Phật hoa sen có các họa tiết hoa hải đường. Đây là loài hoa đặc trưng của vùng trung du Tây Bắc.

Ra đời từ chiều đại vua Trần Phế Đế, cổ vật Bàn thờ Phật hoa sen được đặt tại chùa Phổ Quang ở làng Dòng (xã Xuân Lũng), chưa một lần dịch chuyển. Người dân làng Dòng bảo vệ cổ vật qua 7 thế kỷ như một báu vật, gần như nguyên vẹn cho đến ngày xảy ra vụ hỏa hoạn.

Quý Đoàn Xem nhiều

Văn hóa

Ca sĩ Anh Thơ và nỗi oan ‘con của ông hàng xóm’

Văn hóa

Yêu cầu chấn chỉnh hoạt động diễn xướng hầu đồng tại Bắc Ninh

Văn hóa

Nhà thơ Trần Đăng Khoa khuyên một nhà văn 'bỏ viết'

Hoa hậu

Á hậu Huyền My đoạt giải ở cuộc thi viết về Hà Nội

Văn hóa

Tiếp nhận ba kỷ vật của vua Hàm Nghi
Tin liên quan  Bảo vật quốc gia ở chùa Phổ Quang hư hại như thế nào sau vụ cháy lớn 第4张

Bộ Công an vào cuộc điều tra nguyên nhân vụ cháy chùa hơn 800 tuổi

 Bảo vật quốc gia ở chùa Phổ Quang hư hại như thế nào sau vụ cháy lớn 第5张

Hiện trường ngôi chùa 800 tuổi cháy trơ mái ở Phú Thọ

MỚI - NÓNG  Bảo vật quốc gia ở chùa Phổ Quang hư hại như thế nào sau vụ cháy lớn 第6张
Tổng thống Mỹ Biden xin lỗi thổ dân da đỏ
Thế giới TPO - Tổng thống Joe Biden xin lỗi về vai trò của Chính phủ Mỹ trong việc điều hành các trường nội trú, nơi ngược đãi trẻ em người da đỏ bản địa trong hơn 150 năm trước đây.  Bảo vật quốc gia ở chùa Phổ Quang hư hại như thế nào sau vụ cháy lớn 第7张
Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình nhận thêm nhiệm vụ mới
Xã hội Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình chỉ định đồng chí đại tá Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Công an tỉnh, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy Công an tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025.  Bảo vật quốc gia ở chùa Phổ Quang hư hại như thế nào sau vụ cháy lớn 第8张
Hơn 370 ứng viên tham dự kì sát hạch kiểm định viên chất lượng giáo dục
Giáo dục TPO - Kì sát hạch kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm năm 2024 có 372 ứng viên đến từ các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, cơ sở giáo dục, cơ quan bộ, Chính phủ  tham dự.