Trồng hoa ngắn ngày, sớm cho thu hoạch

Hà Nội: Người làm vườn Phú Thượng đang điều này để thay thế số đào cảnh chết do lũ lụt  第1张

Bà Phạm Thị Mật dù rất xót xa khi vườn đào nhà mình dưới chân cầu Nhật Tân bị thiệt hại nặng nề, nhưng bà phải vực lại tinh thần để phục hồi lại kinh tế. Ảnh: Nhật Hà

Chia sẻ với PV Dân Việt, bà Phạm Thị Mật (ở Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, sau khi bất lực nhìn vườn đào nhà mình chết rũ do bị ngâm dài ngày trong nước lũ, dù rất xót xa nhưng bà phải vực lại tinh thần để làm lại kinh tế bằng cách chuẩn bị lượng đào mới để trồng gối tiếp cho năm sau. Thế nhưng, trước mắt phải trồng các loại hoa ngắn ngày cho thu hoạch chỉ sau khi trồng 2-3 tháng.

Ông Phạm Thành Công (ở Tây Hồ, Hà Nội) cho biết thêm, vườn đào nhà ông đã hỏng hết, giờ chỉ khắc phục bằng cách trồng các loại hoa ngắn ngày như violet, thược dược, hoa cúc …, bởi những loại hoa này ngắn ngày, cho thu hoạch sớm, chứ giờ trồng hoa nào khác cũng không kịp, vì chỉ còn khoảng 4 tháng nữa là tới Tết Nguyên đán.

Ông Hoàng Chí Nghĩa - Giám đốc HTX Nông nghiệp Dịch vụ tổng hợp hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ thông tin, phường Phú Thượng sau ngập lụt thiệt hại khoảng 85 ha diện tích cây trồng. Hiện HTX đã hỗ trợ thành viên của HTX có cây trồng bị thiệt hại là 3000 đồng/m2 để có nguồn vốn chuyển đổi mô hình cây trồng mới.

HTX cũng đã vận động bà con xã viên, sau khi nước rút, việc trồng lại đào, quất sẽ khó khăn hơn, mà thay thế bằng trồng hoa ngắn ngày để Tết có thu nhập. 70% diện tích trồng đào được thay thế bằng hoa ngắn ngày.

Thời gian tới đây, HTX nông nghiệp phường Phú Thượng sẽ hỗ trợ người dân tiếp cận các khoản vay với lãi suất thấp từ phía UBND quận Tây Hồ để họ sớm có vốn, mua giống cây ngắn ngày trồng thay thế số đào thiệt hại do lũ lụt

Phục hồi kinh tế, người làm vườn được vay 85 tỉ lãi suất thấp

Hà Nội: Người làm vườn Phú Thượng đang điều này để thay thế số đào cảnh chết do lũ lụt  第2张

Ông Nguyễn Văn Hùng sẽ được vay 100 triệu đồng với lãi suất thấp để có vốn trồng cây ngắn ngày thay thế số đào cảnh bị thiệt hại do lũ lụt vừa qua. Ảnh: Nhật Hà

Ông Nguyễn Văn Hùng (Tây Hồ, Hà Nội) cho hay, nhà ông có khoảng hơn 1 mẫu đào (3000 cành), nhưng đã bị nước lũ nhấn chìm. Vì vậy tới đây, phường sẽ tổ chức cho gia đình ông vay khoảng 100 triệu. "Hiện tại, tôi đang chờ để được vay vốn nhằm cải tạo lại đất, mua giống cây, thuê nhân công làm. Những lúc khó khăn như này, được cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, bà con chúng tôi bớt chật vật".

Bà Phạm Thị Mật (Tây Hồ, Hà Nội), cho biết thêm, sau trận mưa lũ, để tái tạo lại sản xuất thì người làm vườn cần nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội, cũng như sự động viên của các cấp chính quyền.

"Ngân hàng chính sách Xã Hội quan tâm, chúng tôi cũng vừa mới được triển khai, có nghĩa là những người trực tiếp sản xuất, khi bị thiệt hại thì sẽ được hỗ trợ với nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi rất thấp. Chúng tôi cũng đỡ lo lắng, và đang nỗ lực chuẩn bị. Chỉ cần đợi thêm 1-2 tuần nữa, khi đất khô lại là có thể bắt tay làm vụ mới", bà Mật nói.

Hà Nội: Người làm vườn Phú Thượng đang điều này để thay thế số đào cảnh chết do lũ lụt  第3张

Ông Trần Gia Hùng - Trưởng phòng Kinh tế, phó ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Tây Hồ. Ảnh: Nhật Hà

Theo ông Trần Gia Hùng - Trưởng phòng Kinh tế, phó ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Tây Hồ, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và lũ lụt kéo dài, 80 ha trên địa bàn quận đã bị phá huỷ, thiệt hại kinh tế xấp xỉ 87 tỉ đồng. Hiện quận đang triển khai các gói vay vốn với lãi suất thấp giúp nông dân sớm phục hồi kinh tế

"Hiện nay với mức độ thiệt hại như này, lãnh đạo quận chúng tôi đang tập trung chỉ đạo và báo cáo với Thành phố. Từ nguồn của Quận sẽ trình xin ý kiến Hội đồng nhân dân, uỷ thác 65 tỉ đồng, cộng với trước đây chúng tôi đã uỷ thác cho Ngân hàng chính sách khoảng 20 tỉ, vậy tổng số sẽ là 85 tỉ để cho bà con vay với số vốn ưu đãi nhằm phục vụ sản xuất, chuyển đổi cây trồng để đảm bảo đời sống đặc biệt là trong dịp Tết sắp tới", ông Hùng cho hay. 

Hà Nội: Quất Tứ Liên ảnh hưởng nặng do ngập sâu, người làm vườn xót xa

Hà Nội: Nhiều hộ dân ở Tứ Liên khốn khổ vì trận lụt gần 30 năm mới gặp

Xót xa nhìn đào Nhật Tân, quất Tứ Liên chết dần chết mòn sau trận lụt lịch sử của Hà Nội