Hàng trăm ghe đánh cá của ngư dân huyện Cần Giờ tham gia đoàn đưa - rước Nghinh Ông, cầu vụ mùa bội thu. Từng đàn hải âu bám theo ghe Nghinh ra khu vực làm lễ. Bên đường người dân lập hương án chờ Nghinh Ông về.
Từng đàn hải âu bám theo ghe Nghinh ra khu vực làm lễ - Ảnh: T.T.D.
Hàng trăm ghe tham gia đoàn đưa, rước Nghinh Ông. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm của Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG
Sáng 18-9 (ngày 16-8 âm lịch), đông đảo người dân huyện Cần Giờ và du khách đứng dọc theo các tuyến đường chào đón đoàn đưa - rước Nghinh Ông (tức đưa - rước kiệu Nam Hải Đại tướng quân từ Lăng Ông Thủy tướng ra biển làm lễ, rồi trở về lăng).
Hàng trăm ghe ngư dân đưa - rước Nghinh Ông
Đưa - rước Nghinh Ông được xem là nghi thức dân gian quan trọng và được người dân vùng biển Cần Giờ chờ đợi nhất trong Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ hằng năm.
Đông đảo người dân Cần Giờ và du khách tham gia lễ đưa rước Nghinh Ông
Học sinh Cần Giờ làm lồng đèn mừng Lễ hội Nghinh Ông
Lễ mừng công ngư dân Cần Giờ 2024 kêu gọi ủng hộ đồng bào miền Bắc
Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ 2024 mở màn với lễ thượng đại kỳ
Hàng trăm ghe đánh cá của ngư dân huyện Cần Giờ và khu vực lân cận tham gia đoàn đưa - rước Nghinh Ông, tạo nên hình ảnh đẹp trong người dân và du khách đến với Cần Giờ dịp đặc biệt này.
Hoạt động đưa - rước Nghinh Ông là nét đẹp văn hóa, không thể thiếu trong đời sống của người dân huyện Cần Giờ cầu cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu.
Hội Vạn lạch thị trấn Cần Thạnh đảm nhận phần điều hành nghi lễ đưa - rước Nghinh Ông.
Địa điểm Nghinh Ông trên biển là nơi giáp nhau của ba con nước (cách bờ biển khoảng 4 hải lý), được người dân địa phương gọi là "tam giang khẩu".
Khởi hành đoàn đưa, rước Nghinh Ông từ Lăng Ông Thủy tướng - Ảnh: T.T.D.
Đội múa rồng biểu diễn tại các giao lộ khi đoàn đưa, rước Nghinh Ông đi qua - Ảnh: T.T.D.
Ông Phan Văn Chấn - vạn phó Hội Vạn lạch thị trấn Cần Thạnh và Phó chủ tịch UBND huyện Cần Giờ Nguyễn Ngọc Xuân (bìa phải) đi cùng đoàn đưa, rước kiệu - Ảnh: T.T.D.
Kiệu Nghinh Ông được đưa lên ghe ra biển làm lễ - Ảnh: T.T.D.
Đoàn ghe của ngư dân chạy theo ghe Nghinh ra khu vực làm lễ - Ảnh: T.T.D.
Nghi thức lễ gồm: Lễ thượng hương (thắp hương), lễ chầu rượu (hai bô lão thắp hương và vái ba vái, ba lạy), lễ đọc sớ (do một bô lão đọc sớ, sau khi đọc xong thì đốt và rải tro xuống biển), lễ đại điền (lễ dâng trà theo tục lệ cổ truyền của người Việt) - Ảnh: T.T.D.
Hội Vạn lạch thực hiện nghi thức đọc sớ, rồi đốt và rải tro xuống biển - Ảnh: T.T.D.
Chủ ghe làm lễ cúng - Ảnh: T.T.D.
Ghe ngư dân phục vụ miễn phí du khách trải nghiệm lễ đưa, rước Nghinh Ông - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG
Gia đình ông Năm (Cần Thạnh, Cần Giờ) bày mâm lễ vật cúng Ông - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG
Người dân lập bàn hương án chờ Nghinh Ông về
Ông Phan Văn Chấn - vạn phó Hội Vạn lạch thị trấn Cần Thạnh - nói với Tuổi Trẻ Online: "Đội hình rước Nghinh là điểm nhấn trung tâm của Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ. Nghi thức cúng thực hiện theo phong tục truyền thống".
Điều gây chú ý của lễ hội năm nay là các hộ dân dọc theo hai bên đường đoàn Nghinh Ông đi qua đều lập bàn hương án và mâm cỗ (gồm gạo, muối, rượu, trà, hương đèn, hoa quả) trước cửa nhà, để chờ Nghinh Ông về.
Trong quá trình đưa - rước Nghinh Ông, trời nhiều lần đổ mưa nhỏ trong thời gian ngắn, người dân cho đó là lộc, báo hiệu một vụ mùa may mắn. Cuối buổi đưa, rước Nghinh Ông trời mưa lớn.
Người dân lập bàn hương án chờ đón Nghinh Ông - Ảnh: T.T.D.
"Tứ Hải Long Vương" tham gia đoàn đưa, rước Nghinh Ông - Ảnh:T.T.D.
Đông đảo người dân ra đường đón đoàn đưa, rước Nghinh Ông - Ảnh: T.T.D.
Người dân cầu bình an, vụ mùa mùa bội thu đón Nghinh Ông về lại lăng - Ảnh: T.T.D.
Người dân tiếp nước cho đoàn đưa, rước Nghinh Ông - Ảnh: T.T.D.
Cơn mưa nặng hạt cuối buổi không cản bước đoàn đưa, rước Nghinh Ông - Ảnh: T.T.D.
Đăng thảo luận
2024-09-28 13:04:09 · 来自139.206.103.107回复