Nhiều người quen mắt với hình ảnh cũ, cho rằng Chùa Cầu Hội An sau khi trùng tu 'không nhuốm màu thời gian'.

"Tôi nhìn kỹ quá nhiều bức ảnh và đối chiếu thấy nguyên bản vẫn giữ được khá giống như cũ, chỉ là màu sắc thì tươi mới hơn. Nhìn thấy mới thì đó là đương nhiên, qua thời gian sẽ rêu phong lại như xưa thôi mà?".

Độc giả Đức Dũng. HY nhận xét như trên, về Diện mạo mới của Chùa Cầu Hội An. Ngay khi diện mạo mới của Chùa Cầu ở Hội An lộ diện, nhiều du khách nổ ra tranh luận di tích trông "mới lạ" và "rất trẻ" so với trước.

Theo ghi nhận của VnExpress, trong sáng 28/7, Chùa Cầu mới, sáng hơn bởi màu sơn, các chi tiết trên bờ nóc, bờ quyết các hoa văn trang trí, hán tự được viết và sơn quét lại. Mái được lợp đan xen ngói cũ và ngói mới. Phần trụ cột di tích gần như giữ nguyên, sơn màu gỗ. Bên trong di tích, một số khung gỗ hư hỏng, mục rỗng trước đó đã được thay mới hoàn toàn.

Độc giả Ken Ka Ka nói: "Khi di sản xuống cấp, sắp hư hỏng thì buộc phải trùng tu. Khi trùng tu chắc chắn ít nhiều có sự khác là điều không tránh khỏi. Quan trọng là cấu trúc hình dáng vẫn giữ được nguyên bản. Một lớp vữa mới tô trát sẽ phải khác lớp cũ. Các mảnh sành sứ mới gắn lên màu sắc cũng sẽ không thể giống màu cũ được. Tường cũ lâu năm sơn sẽ không ăn lên cũng sẽ khác so với tường mới xây".

Ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa Hội An, cho biết việc tu bổ Chùa Cầu được thực hiện trên tinh thần của một cuộc "giải phẫu và chữa bệnh" cẩn trọng, tỉ mỉ, khoa học, từ khâu chuẩn bị dự án đến các giải pháp tổ chức và kỹ thuật thi công tu bổ di tích.

Việc phục hồi, dù thế nào cũng không thể tránh làm cho di tích có phần "mới" ra, nhưng điều quan trọng là giữ gìn được tính nguyên gốc, đảm bảo tính nguyên tắc trong tu bổ di tích.

Di\u1ec7n m\u1ea1o Ch\u00f9a C\u1ea7u H\u1ed9i An tr\u01b0\u1edbc v\u00e0 sau tr\u00f9ng tu."'>Tranh luận Chùa Cầu Hội An sau trùng tu 'như mới xây'  第1张

"Muốn cũ thì phải có thời gian, không tu sửa thì bảo bỏ bê, trùng tu lại có lấy được gạch ngói cũ để xây không? Phục dựng lại đúng kết cấu, chất liệu là được rồi. Còn muốn rêu phong thì thời gian qua đi, sẽ trở lại như cũ. Nếu chỉ 1-2 năm đã mong như cũ lại phát biểu đầu tư vài chục tỷ được vài năm đã xuống cấp. Khó vừa ý mọi người, trăm người trăm ý", độc giả Thạc Long.

Tuy nhiên, một số độc giả cho rằng trùng tu nhưng phải có "nét cổ". Độc giả A Huang nói: "Tôi hiểu là cuộc trùng tu này là đúng nguyên bản đến cả những chi tiết nhỏ, nhưng phải nói là trông như mới xây vậy".

Thắc mắc tại sao không dùng màu sơn giả cổ, độc giả huy.trdinh nói: "Hoàn toàn có thể dùng sơn đổi màu ngay lập tức, chả cần thời gian. Công trình mang tính cổ kính thì phải dùng màu sơn giả cổ". Chung thắc mắc, độc giả lan:"Vẫn sơn được loại sơn giả cổ mà, tại sao phải sơn sáng bóng thế?".

Độc giả No Country for Old Men cho rằng nhiều người "đòi diện mạo cổ kính" vì đã quen mắt với Chùa Cầu trước khi trùng tu: "Mỗi lần trùng tu công trình nào đó thì nhiều người nói không giống nguyên bản.

Ví dụ Ngọ môn Huế chẳng hạn, khi chưa làm sạch thì rêu phong nhìn rất cũ, sau khi làm sạch thì kêu màu sắc không hợp, không cổ kính. Giờ sau một thời gian thấy nó đẹp lại thi nhau checkin".

Bạn đọc nguyenviettrung.dn nói: "Chùa Cầu vật liệu là gỗ và ngói đất, sửa chữa là thay mới. Cơ bản là thông số, kiểu dáng và vị trí không thay đổi là được.

Muốn nhuốm màu thời gian thì phải chờ. Thời tiết Hội An thì các bạn khỏi lo, chỉ cần hai năm thôi là nó có cảm giác cổ ngay".

Hữu Nghị tổng hợp