Sân bay 9.200 tỉ đồng ở Khu kinh tế Vân Phong được tỉnh Khánh Hòa đề xuất xây dựng, sử dụng mô hình xã hội hóa đầu tư kết hợp với một phần ngân sách nhà nước.

Đề xuất xã hội hóa xây sân bay 9.200 tỉ đồng ở Vân Phong  第1张

Một góc khu vực xã Vạn Thắng (huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) nơi dự kiến xây cảng hàng không quốc tế Vân Phong - Ảnh: BÙI THẢO

Ngày 25-10, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Thanh Hà - chánh văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa - cho biết tỉnh này đã có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng không Việt Nam về việc tiếp thu, hoàn thiện đề án nghiên cứu khả năng hình thành Cảng hàng không quốc tế Vân Phong.

Tổng diện tích đất dự kiến quy hoạch sân bay này gần 500ha, trong đó đất hàng không dân dụng hơn 74ha, đất quân sự 10ha, phần còn lại là diện tích đất dùng chung.

  • Đề xuất xã hội hóa xây sân bay 9.200 tỉ đồng ở Vân Phong  第2张

    Bộ sẽ bàn với địa phương để thống nhất phương án đầu tư sân bay Côn ĐảoĐỌC NGAY

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, khu vực dự kiến quy hoạch sân bay nằm hoàn toàn trên vùng mặt nước ven bờ, không có dân cư, rừng phòng hộ, rừng ngập mặn, di tích lịch sử và không có quy hoạch khu neo đậu tàu thuyền, tránh bão, thuận lợi cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, không ảnh hưởng đến nhà dân và các công trình hiện hữu.

Theo văn bản, Khánh Hòa chọn một phần diện tích ở xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh thuộc tỉnh này làm địa điểm nghiên cứu xây sân bay Vân Phong. Vị trí vừa nêu cách thành phố Nha Trang khoảng 65km về phía nam, cách cảng hàng không Tuy Hòa (Phú Yên) khoảng 48km về phía bắc.

Tổng mức đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Vân Phong giai đoạn đầu ước khoảng hơn 9.200 tỉ đồng (chưa bao gồm lãi vay), đáp ứng phục vụ 1,5 triệu hành khách/năm, tương đương 600 hành khách/giờ cao điểm. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2023 đến năm 2029.

Phương án đầu tư sân bay Vân Phong

Khánh Hòa đề xuất mô hình đầu tư theo phương án Nhà nước kêu gọi nhà đầu tư PPP (hình thức đối tác công tư) đầu tư xây dựng các công trình khu bay, khu hàng không dân dụng, hệ thống giao thông kết nối (không bao gồm các công trình đảm bảo hoạt động bay) sau khi được Nhà nước bàn giao mặt bằng sạch.

Nhà nước quản lý, khai thác các công trình đảm bảo hoạt động bay; nhà đầu tư PPP quản lý, khai thác các công trình khu bay, khu hàng không dân dụng.

Như phương án này, phần vốn ngân sách nhà nước (ngân sách địa phương) đầu tư vào sân bay khoảng 2.150 tỉ đồng (chiếm 23,3%); phần vốn tư nhân khoảng hơn 7.000 tỉ đồng (chiếm 76,7%). Thời gian dự kiến hoàn vốn dự án khoảng 44 năm.

Khánh Hòa chọn phương án này bởi vì sẽ đảm bảo vai trò nguồn vốn từ ngân sách nhà nước được phân bổ trên tinh thần tiết kiệm, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, sau khi được Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung quy hoạch, tỉnh sẽ kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược tham gia nghiên cứu, đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.